Sơ đồ của bộ biến đổi được trình bày ở hình 3.1, điện cảm cộng hưởng Lr và tụ điện cộng hưởng Cr được mắc nối tiếp để tạo thành khối cộng hưởng. Khối cộng hưởng được mắc nối tiếp với tải. Từ cấu hình này, khối cộng hưởng và tải hoạt động như bộ chia điện áp. Bằng cách thay đổi tần số của điện áp đầu vào Va, tổng trở của khối cộng hưởng sẽ thay đổi. Vì hoạt động như bộ chia điện áp, hệ số khuếch đại điện áp luôn nhỏ hơn 1. Tại tần số cộng hưởng, tổng trở của khối cộng hưởng sẽ rất nhỏ, tất cả điện áp đầu vào rơi trên tải. Bởi vậy với bộ SRC hệ số điện áp lớn nhất xảy ra ở tần số cộng hưởng
Hình 3.1. Sơ đồ bộ biến đổi cộng hưởng nối tiếp.
* Ưu điểm :
- Giảm tổn thất chuyển mạch và nhiễu EMI thông qua chuyển mạch điện áp không (ZVS) dẫn đến nâng cao hiệu suất.
- Giảm kích thước các thành phần trong mạch từ nhờ hoạt động ở tần số cao.
* Nhược điểm:
- Không thể điều chỉnh đầu ra được ở chế độ không tải.
- Dòng điện chỉnh lưu đập mạch(đầu ra của tụ điện) hạn chế cho ứng dụng dòng điện đầu ra cao.
- Có thể tận dụng đặc tính tại một điểm làm việc nhưng không phải với dải điện áp đầu vào rộng và tải thay đổi.
Hình 3.2. Đặc tính khuếch đại một chiều bộ SRC.
Nhận xét:
Với những phân tích trên ta có thể thấy bộ biến đổi SRC không phải là sự lựa chọn tốt cho bộ biến đổi front-end DC/DC. Vì các vấn đề chính là : điều chỉnh không tải, năng lượng truyền trong mạch cao và dòng điện ngắt van trong điều kiện điện áp đầu vào cao.