Phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỘ BIẾN ĐÔI FRONT-END TRONG HỆ THÓNG CUNG. ''CẤP NGUÔN PHÂN TÁN (Trang 57 - 58)

3.5. Các phương pháp điều khiển bộ biến đổi cộng hưởng

3.5.2.Phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM)

Cơ sở của phương pháp:

Xuất phát từ công thức tính điện áp đầu ra của bộ biến đổi:Ura = M.Uvào , trong đó : Uvào = Udc.γ, với γ là hệ số điều chế độ rộng xung của mạch nghịch lưu . Để thay đổi độ lớn hàm truyền điện áp, có thể điều chỉnh bằng cách điều chỉnh độ rộng xung, thay đổi độ rộng xung ta thay đổi giá trị trung bình đầu vào khối cộng hưởng, do vậy mà đầu ra bị thay đổi. Để đảm bảo hoạt động trên tần số cộng hưởng, căn cứ vào tần số góc được xác định trong phân tích trên, ta có thể cố định một tần số đóng cắt đủ lớn.

Cách thức thực hiện:

Qua phân tích ở trên ta thấy để điều chế độ rộng xung PWM, ta điều khiển theo kiểu dịch pha để thay đổi khoảng cách tx trong khoảng 0 ≤ tx ≤ Ts/2.

t Ts Ts/2 -Vi Vi Vin tx

Sơ đồ cấu trúc điều khiển:

Nguyên lý điều khiển:

Từ mạch tạo xung vuông với tần số làm việc, ta đưa qua bộ tạo xung răng cưa sườn lên. Tín hiệu răng cưa này được đưa vào so sánh với tín hiệu điện áp sai lệch Ve giữa tín hiệu điện áp đầu ra và điện áp chuẩn Vref. Kết quả cho ta xung ra có độ rộng thay đổi phụ thuộc vào sai lệch giữa điện áp ra và điện áp chuẩn.

Ưu điểm:

Điều chỉnh điện áp ra thay đổi nhỏ, không biến động lớn như phương pháp thay đổi tần số, thực hiện đơn giản .

Nhược điểm:

Dải điều chỉnh hẹp, khi có biến động lớn về tải thì có thể tần số chuyển mạch không đảm bảo hoạt động ở chế độ ZVS.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỘ BIẾN ĐÔI FRONT-END TRONG HỆ THÓNG CUNG. ''CẤP NGUÔN PHÂN TÁN (Trang 57 - 58)