5. Kết cấu tiểu luận
3.1. Sắp xếp lại bộ máy cấp xã, sở, ngành cấp tỉnh
Quy định hiện hành yêu cầu cấp xã phải từ 30 km2 và 5.000 người trở lên, tuy nhiên cả nước có tới hơn 700 xã chưa đạt một nửa tiêu chí về dân số và diện tích tự nhiên, thậm chí nhiều xã - phường chưa đến một km2. Hiện trung bình mỗi xã có trên 20 công chức, chưa kể những người hoạt động không chuyên trách. Việc sáp nhập hàng trăm xã sẽ giúp tiết kiệm cho ngân sách cả nghìn tỷ đồng mỗi năm. Ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, đề xuất: "Có lộ trình từ 2021, hợp nhất các xã, huyện không đạt tiêu chuẩn quy mô dân số diện tích. Khi các huyện, xã đã hợp nhất lại thì đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh sẽ ít đi. Nghiên cứu hợp nhất các tỉnh có đơn vị hành chính chưa đủ số lượng, quy mô dân số thấp. Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố như hiện nay là quá nhiều đầu mối. Đề nghị Chính phủ đề xuất Quốc hội sửa đổi một số điều trong Hiến pháp là không có HĐND cấp huyện, xã, tăng đại biểu HĐND cấp tỉnh ở huyện thực hiện chức năng giám sát trên địa bàn huyện nơi mình ứng cử. Đề nghị thực hiện luôn Bí thư cấp ủy xã đồng thời là Chủ tịch UBND thống nhất trong cả nước".
Về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, nhiều ý kiến cho rằng phải phân cấp mạnh cho địa phương, không áp khung chung cho tất cả tỉnh, thành như trước mà tạo cơ chế mở, trao quyền chủ động cho cơ sở. Chính quyền địa phương được quyền xem xét, quyết định nên hợp nhất, giải
thể, có thành lập hay không sở ngành nào để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tương tự, Trung ương chỉ quy định chung về số lượng cấp phó và địa phương được quyền bố trí cụ thể, miễn sao không vượt khung. Việc cắt giảm người làm lãnh đạo, quản lý sẽ giúp ngân sách bớt gánh nặng về phương tiện, trụ sở, phụ cấp... Bà Phương Thị Thanh, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn, kiến nghị: "Chính phủ sớm rà soát chỉ đạo ban hành các văn bản theo hướng Chính phủ chỉ quy định tiêu chí thành lập và khung số lượng bên trong của các cơ quan chuyên môn của cấp tỉnh của bộ, cần phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định việc thành lập hoặc không tổ chức phòng, chi cục trên điều kiện đặc thù của địa phương để thành lập cho phù hợp. Đề nghị các bộ khi quy định biên chế thì quy định khung để địa phương dễ thực hiện".