5. Kết cấu tiểu luận
3.2. Giảm số lượng đơn vị trong các Bộ
Nhiều đại biểu thống nhất yêu cầu tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ. Thực tế cho thấy nhiều năm qua, số Tổng cục tăng gấp đôi, lên 42 đơn vị. Nghĩa là bộ máy có 42 Tổng cục trưởng, khoảng 200 Tổng cục phó, chưa kể các đơn vị bên trong tổng cục. Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những cơ quan có chức năng tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp. Ông Phan Viết Lượng, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, cho rằng: "Cần ưu tiên các nhiệm vụ giải pháp có tính đột phá, gắn với lộ trình cụ thể. Trước mắt cần sửa đổi quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành theo hướng tinh gọn, giảm cấp trung gian. Quy định cụ thể về tiêu chí thành lập, số lượng đầu mối số biên chế, cấp phó của các vụ, cục cơ quan chuyên môn để sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong giảm đầu mối cơ quan quản lý , cán bộ lãnh đạo của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương;
đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm phiền hà trong các thủ tục, tăng tính công khai minh bạch".
Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước là một chủ trương lớn của Việt Nam. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp sẽ bảo đảm tính tổng thể, liên thông, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
KẾT LUẬN
Với sự nổ lực và quyết tâm của những người lãnh đạo và dân chúng cải cách hành chính ở Nhật Bản đã thu được kết quả khá tốt. Điểm hết sức quan trọng là cải cách hành chính ở Nhật Bản đã chuyển từ số lượng sang chất lượng trong môi trường thị trường mở. Thực tế bộ máy hành chính của Nhật Bản vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Song, những kinh nghiệm để Việt Nam ta học hỏi trong thời gian qua của Nhật Bản sẽ là những bài học bổ ích cho công cuộc cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng; với việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Qua đó, thiết thực góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGS.TS. Ngô Thành Can - Học viện Hành chính Quốc gia, (16/07/2019),
Tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
https://www.moha.gov.vn/tin-noi-bat/tiep-tuc-xay-dung-bo-may-hanh- chinh-nha-nuoc-tinh-gon-hoat-dong-hieu-luc-hieu-qua-theo-tinh-than-nghi- quyet-dai-hoi-xiii-cua-dang-46091.html
2.Tạp chí Tài chính, (3/20270), Thực trạng và giải pháp cải cách hành chính
ở Việt Nam hiện nay
http://snv.daknong.gov.vn/thuc-trang-va-giai-phap-cai-cach-hanh- chinh-o-viet-nam-hien-nay/
3.PGS. TS Nguyễn Xuân Đức, TS. Hoàng Thị Ngân (dịch), Luật hành chính một số nước trên thế giới
4.Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nôi, Nxb Công an nhân dân.