kinh tế - xã hội đối với các nước đang phát triển
2.1. Vấn đề chảy máu chất xám
Toàn cầu hóa kinh tế làm dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác dễ dàng hơn. Vì vậy, việc ra nước ngoài học tập và làm việc dần trở thành xu thế khi người dân ở một số quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển nhận thấy họ cần ra nước ngoài để có thể học tập, làm việc trong môi trường tốt hơn, với mức lương cao hơn và phúc lợi xã hội
tốt hơn. Trong khi đó, các quốc gia phát triển cũng có những chính sách khuyến khích và lôi kéo nguồn lao động chất lượng cao từ nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Chúng ta có thể thấy cụ thể điều này ở Mỹ, trong 10 năm từ 1991 - 2000, bình quân mỗi năm Mỹ cấp bằng Tiến sĩ cho khoảng 26.000 người, trong đó người Mỹ chiếm 59%, còn 41% là đến từ các nước khác. Ngoài ra, Mỹ còn có chính sách cấp học bổng và trả lương cộng với tiền thưởng cao cho du học sinh nhằm thu hút nhân tài trên thế giới.
Object 47
Biểu đồ 17: Lượng người di cư trên thế giới (1990 – 2015)
NGUỒN: WB
https://data.worldbank.org/indicator/SM.POP.TOTL
Phân tích:
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy, lượng người di cư trên thế giới tăng đều qua các năm trong giai đoạn từ 1990 – 2015. Trong đó, năm 1990, lượng người di cư trên thế giới khoảng 15 triệu người, thì đến năm 2015, con số này đã chạm ngưỡng hơn 243 triệu người, tăng gấp 16 lần so với năm 1990.
Object 49
Biểu đồ 18: Số lượng lao động nhập cư trên thế giới năm 2019
NGUỒN: ILO
http://www.unesco.org/languages-atlas/en/statistics.html Phân tích:
Theo báo cáo của ILO ước tính trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, số lượng người lao động di cư ra nước ngoài đã tăng từ 164 triệu lên 169 triệu người. Trong tổng số 169 triệu lao động di cư ra nước ngoài có đến 63,3% lao động làm việc tại châu Âu, Trung Á và châu Mỹ chiếm hơn 2/3 số lao động di cư ra nước ngoài, tập trung chủ yếu ở các khu vực có thu nhập cao.
Nguyên nhân chủ yếu của sự dịch chuyển này là do ở các nước phát triển có điều kiện sống, phúc lợi xã hội cao hơn; thu nhập cao hơn do sự chênh lệch giá trị đồng tiền. Ngoài ra, còn do chính sách khuyến khích thu hút nguồn nhân tài từ khắp nơi trên thế giới: học bổng, trợ cấp của các nước phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng xói mòn nguồn nhân lực quý giá ở những nước đang phát triển, gia tăng thêm khoảng cách giàu – nghèo giữa các quốc gia.
2.2. Gia tăng phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài
Việc gia tăng sự phụ thuộc giữa các nền kinh tế khiến các nước dễ bị tác động tiêu cực do những biến động của kinh tế, thị trường thế giới. Bản chất của toàn cầu hóa kinh tế là gia tăng liên kết hợp tác giữa các nước, ngày càng có xu hướng đan xen nhau, tác động tùy thuộc lẫn nhau, mỗi sự biến động, tăng trưởng, phát triển, trì trệ, suy thoái của một nước này (nhất là các nước lớn có vai trò quan trọng) lập tức tác động đến tất cả các nền kinh tế khác trên thế giới.
Thứ nhất, thị trường thế giới vừa là nơi cung ứng các đầu vào đồng thời là nơi tiêu
thụ hàng, dịch vụ của nền kinh tế. Nơi cung ứng các đầu vào là nhập khẩu nguyên liệu, năng lượng, hàng hóa, công nghệ, vốn đầu tư từ nước ngoài; nơi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm làm ra. Khi thị trường thế giới thay đổi, biến động lập tức tác động đến nền kinh tế trong nước, đến cả cung ứng đầu vào lẫn đầu ra của nền kinh tế. Sự dây chuyền này là do việc phụ thuộc lẫn nhau, phụ vào vào kinh tế thế giới của các nước.
Thứ hai, nhiều nước, bao gồm cả các nước phát triển (Mỹ, Anh, Nhật,..), bị phụ
thuộc bên ngoài kể cả những sản phẩm quan trọng. Các quốc gia phụ thuộc với mức độ khác nhau và thị trường cung ứng từ bên ngoài kể cả những sản phẩm quan trọng nhất.
Ví dụ: Mỹ, một nước có thể sản xuất ra được hầu hết các mặt hàng trên thế giới (máy bay, tàu thủy, tên lửa,..) nhưng nhiều sản phẩm thông thường lại phụ thuộc vào nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc) như khẩu trang, thiết bị y tế,..
Do xu thế toàn cầu hóa kinh tế, việc đầu tư vào các nước rất dễ dàng, thị trường nước ngoài thu lợi nhuận nhiều hơn so với thị trường trong nước, nên các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư sang nước nào, khu vực nào mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho họ. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, mỗi sản phẩm, hàng hóa làm ra từ nhiều nước tham gia, mỗi nước tham gia vào một công đoạn, một quá trình của hàng hóa; sau đó họ đưa đến lắp ráp hoàn chỉnh rồi đưa đi phân phối. Chỉ cần một chuỗi ở một nước nào đó bị trục trặc, bị đình trệ, lập tức tác động đến cung ứng toàn cầu.
Ví dụ: Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Thái Lan tác động rất nhiều đến các nước châu Á như Singapore, Hàn Quốc,.. Cuộc khủng hoảng này làm suy
nhỏ) cũng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn cầu. Hay cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 bắt đầu từ Mỹ cũng là một sự kiện đáng nhớ trong lịch sử. Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới khủng hoảng, tác động mạnh mẽ đến thế giới. Lần đầu tiên kinh tế thế giới sau nhiều năm tăng trưởng đã suy giảm 1,7% vào năm 2009. Có thể thấy, đây là sự suy giảm đáng kể, là thời điểm bước ngoặt của kinh tế thế giới.
Object 52
Biểu đồ 19: Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới giai đoạn 2008 – 2020
NGUỒN: WB
World Development Indicators | DataBank (worldbank.org)
Phân tích:
Từ biểu đồ thấy rõ, mười năm sau sự sụt giảm toàn cầu, vào năm 2019, kinh tế thế giới lại một lần nữa suy giảm một cách nghiêm trọng, đó chính là thời điểm Covid-19 bắt đầu xảy ra. Đại dịch này làm đứt gãy toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt đối với các ngành du lịch, vận tải quốc tế,.. Hàng năm, du lịch đóng góp 1.400 tỷ USD cho kinh tế thế giới; nhưng đến năm ngoái, lĩnh vực này bị trì trệ do các nước đều đóng cửa biên giới và thực hiện giãn cách xã hội. Một lĩnh vực biến động kéo theo sự thay đổi của một lãnh thổ. Một quốc gia bị ảnh hưởng lại kéo theo sự sụt giảm của cả một nền kinh tế toàn cầu.