Vấn đề lây nhiễm dịch bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với nền kinh tế thế giới (Trang 33 - 34)

3. Toàn cầu hóa kinh tế làm tăng thêm những thách thức có tính toàn cầu

3.2. Vấn đề lây nhiễm dịch bệnh

Toàn cầu hóa chính là sự kết nối nền kinh tế trên khắp thế giới về các mảng như: thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng, dịch vụ, con người. Dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông khiến cho các mối quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn. Không chỉ vậy, sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới đã dẫn tới một nền văn minh toàn cầu.

Nhờ đó, toàn cầu hóa mở ra các chuỗi cung ứng toàn cầu, mở ra các thương vụ giao dịch giữa các quốc gia trên thế giới, điều này thúc đẩy mạnh mẽ các nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà cả lĩnh vực văn hóa xã hội, toàn cầu hóa cũng liên kết dân cư giữa các vùng kinh tế khác nhau, tạo ra sự giao lưu văn hóa, nghệ thuật, xu hướng nghệ thuật, cảm thụ nghệ thuật thế giới…Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh, toàn cầu hóa lại là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát ở phạm vi toàn cầu.

Dịch bệnh xuất hiện lần đầu tại thành phố Vũ Hán - Trung Quốc, sau đó lan rộng ra phạm vi toàn quốc. Trong khi đó, Trung Quốc là 1 trong những nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ lớn nhất thế giới, virus dịch bệnh đã len lỏi vào những mặt hàng dịch vụ được đưa

lên các chuỗi cung ứng. Ví dụ như vào ngày 8/11, Trung Quốc đã thông báo ca mắc Covid-19 trong cộng đồng liên quan đến thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Kết quả điều tra cho thấy, lô hàng dương tính với virus Corona này là sản phẩm chân giò lợn đông lạnh xuất đi từ cảng Bremen của Đức và nhập vào Thiên Tân ngày 19/10. Điều này đã chứng minh cho khả năng lây nhiễm Covid-19 từ đồ vật sang người trong điều kiện đông lạnh. Chính vì thế, mỗi hoạt động giao thương xuất nhập khẩu đã vô tình khiến cho dịch bệnh bùng phát rộng hơn, qua mỗi thương vụ giao thương là một lần khiến virus lan truyền từ người này sang người khác, từ nước này sang nước khác. Ý thức được điều này, hiện nay đa số các quốc gia trong quá trình chống dịch đều phải hạn chế tiếp nhận các chuỗi cung ứng từ nước ngoài, đóng cửa du lịch và biên giới, các mặt hàng đều phải kiểm tra nghiêm ngặt, tiến hành sát khuẩn trước khi đưa hàng hóa ra thị trường nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm trong nước.

Bên cạnh đó, những sự kiện giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa các quốc gia cũng gây ra hiện tượng lây nhiễm dịch bệnh trên diện rộng.Ví dụ gần đây nhất, đó là sự kiện Olympic Tokyo 2020, với 206 đoàn vận động viên đến từ các quốc gia trên thế giới, việc lan truyền dịch bệnh là rất dễ xảy ra. Điển hình như tính từ ngày 1/7 đến ngày 26/7, tổng số ca mắc liên quan đến Olympic là 148 ca, trong đó bao gồm 16 vận động viên. Chính phủ Nhật Bản đã không cho phép khán giả nước ngoài tới nước này để cổ vũ cho các vận động viên, trong khi đó, Ban tổ chức cũng không cho phép khán giả trong nước vào các địa điểm thi đấu ở 8 trong số 10 tỉnh, thành, trong đó có Tokyo. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ban tổ chức đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhất để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm giữa các đoàn thể thao cũng như giữa các đoàn thể thao và người dân bản địa Dù đây là sự kiện toàn cầu với sự góp mặt của các công dân từ các vùng lãnh. thổ, quốc gia khác nhau cùng tụ họp nhằm kết nối, giao lưu nhưng trong bối cảnh dịch bệnh lại góp phần lây lan dịch bệnh về chính quốc gia của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với nền kinh tế thế giới (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)