Qúa trình hoàn thiện về quản lý tiền từ thiện đối với pháp luật Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý tiền từ thiện đối với các tổ chức tự phát 1 (Trang 27)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.3.2. Qúa trình hoàn thiện về quản lý tiền từ thiện đối với pháp luật Việt

Việt Nam.

Sau hơn nhiều năm thực hiện Nghị định 64/2008/NĐ-CP, “ Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và s dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo” của Chính phủ đ tạo ra những khuôn khổ pháp lý nhất định, đạt được những hiểu quả khá rõ ràng và giúp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan huy động, tiếp nhận, quản lý và phân phối, s dụng các nguồn lực để hỗ trợ cho người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau thiên tai, sự cố; đồng thời khuyến khích, tôn vinh sự chung tay đóng góp của cộng đồng cho các hoạt động thiện nguyện, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên Nghị định hiện nay đ gặp phải những khó khăn và bất cập nhất định. Vì vậy năm 2021, Nghị định mới đ được ban hành, Nghị định 93/2021/NĐ-CP, “ Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và s dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”. Đây là nghị mới nhất quy định về việc quản lý tổ chức từ thiện.

Ở Nghị định này, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng so với nghị định 64/2008/NĐ-CP đ được mở rộng hơn so với trước, đối tượng áp dụng của nghị định này được quy định tại điều 2, như vậy so với Nghị định trước thì đối tượng được mở rộng đó là bổ sung thêm đối tượng là các doanh nghiệp, hợp tác x , tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân, qua những lùm xùm gần đây về việc từ thiện thì việc mở rộng các đối tượng áp dụng để dễ dàng quản lý đúng theo khuôn khổ pháp luật, Nghị định cũng có đưa ra những khái niệm liên quan đến dịch bệnh, sự cố và bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Các nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và s dụng nguồn đóng góp tự nguyện của Nghị định 93/2021/NĐ-CP, đ đưa ra những nguyên tắc mang tính chặt chẽ và hiệu quả hơn:

Nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc tự nguyện, theo quy định “không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp”, việc đóng góp từ thiện sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào vào người đi từ thiện, ngh a là người đi từ thiện sẽ không bị gia hạn mức phải từ thiện và việc từ thiện sẽ tùy thuộc vào hoàn của từng người đi từ thiện và quan trọng nhất các khoản đóng góp từ thiện phải là “thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp.”, có ngh a tiền hay hàng đi từ thiện phải là tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc thứ hai đó là sự kịp thời, việc đi vận động hay tiếp nhận và phân phối phải đúng thời gian mà người được từ thiện nhận, hạn chế những trường hợp làm chậm, không đúng thời gian người nhận từ thiện đang cần sự giúp đỡ, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên tắc thứ ba là công b ng, tổ chức hay cá nhân đi từ thiện phải có sự công tâm, phải phân biệt đâu là nơi cần được từ thiện nhiều và đâu là nơi được nhận sự tự thiện chậm hơn ở những nơi đang khó khăn hơn, và điều đặc biệt nếu người đứng đầu tổ chức từ thiện và cá nhân không được ưu tiên quê hương của mình hơn, nếu không n m trong trường hợp khẩn cấp.

Nguyên tắc thứ tư là đúng mục đích, đúng đối tượng, việc đi từ thiện không chỉ mang tính chất nhân đạo mà phải đảm bảo đúng người, đúng hoàn cảnh và đúng mục đích của việc từ thiện. Những người được từ thiện sẽ có những hoàn cảnh và khó khăn khác nhau, vì vậy việc từ thiện phải đảm bảo được đúng mục đích của từ thiện là sự giúp đỡ chứ không phải việc từ thiện tràn lan vừa mất thời gian vừa không giúp đỡ được người khác.

Nguyên tắc thứ năm đó là công khai, minh bạch, đây là nguyên tắc quan trọng nhất của việc từ thiện, việc công khai minh bạch là hết sức cần thiết để bảo vệ cho chính người mà tham gia vận động quyên góp b ng tấm lòng của mình, tránh được những người lợi dụng việc từ thiện để vụ lợi cho bản thân và đánh

bóng tên tuổi của mình.

Nguyên tắc thứ sáu là phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan. Như vậy việc từ thiện không phải là việc cứ đi từ thiện một cách tràn lan sẽ mang lại hiệu quả, phải có sự liên kết và đồng bộ từ trung ương đến địa phương và các cá nhân liên quan cũng phải hoạt động gắn liền với hoạt động từ thiện của Nhà nước để đảm bảo đúng pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc vận động, tiếp nhận và phân phối đóng góp từ nguyện là: Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và s dụng nguồn đóng góp tự nguyện. Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, s dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện. Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và s dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn x hội.

Theo như Nghị định 93/2021/NĐ-CP việc tổ chức tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và s dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và sự cố trong nước được quy định tại Chương II, mục I. Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề sau:

Kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện theo phương thức sau:

Tùy vào mức độ, phạm vi thiệt khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây hại về người, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống sinh hoạt thường ngày thì các tổ chức sẽ được đứng lên vận động kêu gọi đóng góp tự nguyện, có 6 phương thức kêu gọi và vận động đóng góp tự nguyện tương ứng với những cơ quan, tổ chức khác nhau.

Việc hỗ trợ Nhân dân và các địa phương bị thiệt sẽ do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện theo quy định của Pháp luật hiện hành. Lời kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh sẽ được Các cơ quan thông tin đại chúng hưởng ứng theo quy định của pháp luật.

Việc đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trên địa bàn thuộc phạm vi hoạt động là do các quỹ từ thiện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân.

Các doanh nghiệp, hợp tác x và tổ chức khác có tư cách pháp nhân kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Khi thực hiện vận động nguồn đóng góp tự nguyện, các tổ chức có thông báo trên trang thông tin điện t hoặc các phương tiện thông tin truyền thông cam kết về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, đối tượng hỗ trợ, thời gian thực hiện hỗ trợ và g i b ng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp x nơi đặt trụ sở chính theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp x có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, x lý vi phạm.

Khi kêu gọi, vận động nguồn đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai sẽ do Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai thực hiện. Ngoài ra Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.

Ban vận động sẽ gồm những thành phần và nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất về thành phần của Ban Vận động các cấp (gồm Ban Vận động Trung ương và Ban Vận động các cấp tại địa phương)

Ban Vận động của từng cấp do l nh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp là Trưởng ban;

Căn cứ tình hình thực tế, Trưởng ban quyết định thành phần Ban Vận động gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thứ hai, nhiệm vụ của Ban Vận động

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến, thông tin rộng r i ý ngh a của cuộc vận động, thời gian, địa điểm tiếp nhận, tài khoản tiếp nhận tới các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp;

Chủ trì, phối hợp với chính quyền cùng cấp chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện đến địa phương, Nhân dân vùng bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố đảm bảo kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai và minh bạch;

Thực hiện báo cáo tình hình và kết quả vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện theo chế độ quy định.

Thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:

Thứ nhất về thời gian vận động đó là ngay sau khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra, gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của Nhân dân.

Thứ hai về thời gian tiếp nhận đóng góp tự nguyện, đó là tùy theo diễn biến, yêu cầu thực tế khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, các tổ chức, cơ quan, đơn vị vận động đóng góp tự nguyện nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động và trừ những trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, Ban Vận động từ cấp tỉnh trở lên có thể quyết định kéo dài thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

Thứ ba về thời gian phân phối phải được thực ngay khi quá trình vận động, tiếp nhận và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp), kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận.

Quản lý và tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện như sau:

Thứ nhất về quản lý và tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện.

riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại và mỗi cuộc vận động tiếp nhận thì phải mở một tài khác khác nhau theo từng cuộc vận động, tiếp nhận, việc làm này để được quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong thời gian tiếp nhận. Ngoài ra khi Ban vận động cấp tỉnh trở lên không có quyết định kéo dài thời gian tiếp nhận, thì các tổ chức, cơ quan, đơn vị không được tiếp nhận thêm tiền đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản (Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại) về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện. Toàn bộ số tiền huy động được của các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức là đầu mối tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện của các tập thể, cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị mình sẽ được nộp vào tài khoản riêng của cơ quan vận động cùng cấp được mở để tiếp nhận, quản lý tiền đóng góp tự nguyện.

Ban vận động ở những địa phương không bị ảnh hưởng từ thiên tai, dịch bệnh, sự cố thì Ban vận động cấp x chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động cấp huyện hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Ban Vận động cấp tỉnh; Ban Vận động cấp huyện chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động cấp tỉnh; Ban Vận động cấp tỉnh chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động Trung ương để tổng hợp, cân đối phân phối hỗ trợ địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc chuyển trực tiếp cho Ban Vận động địa phương nơi bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố.

Đối với địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố: Ban Vận động cấp x , cấp huyện báo cáo Ban Vận động cấp trên về kết quả tiếp nhận, kế hoạch phân phối, s dụng nguồn đóng góp tự nguyện và chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động cấp trên hoặc giữ lại để phân phối, s dụng trực tiếp hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố ngay trên địa bàn. Trường hợp các tổ chức, cá nhân ủng hộ b ng ngoại tệ, Ban Vận động bán số ngoại tệ cho ngân hàng thương mại và nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cùng cấp.

Thứ hai về quản lý và tiếp nhận hiện vật đóng góp tự nguyện.

Các cơ quan tiếp nhận và x lý là Ban Vận động các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị cùng cấp hướng dẫn thành lập các điểm tiếp nhận hiện vật đóng

góp tự nguyện. Những hiện vật này sẽ lưu trữ theo đúng yêu cầu tại các điểm tiếp nhận hoặc kho tiếp nhận theo chỉ định của Ban Vận động. Những trường hợp khẩn cấp thì phải giải phóng nhanh hiện vật đóng góp tự nguyện tại điểm tiếp nhận. Còn những trường hợp là hiện vật là vàng bạc, đá quý kim, khí quý, đá quý thì Ban Vận động tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành của pháp luật.

Việc phân phối, s dụng nguồn đóng góp tự nguyện sẽ được cứ vào Mức độ thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra; mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh. Nguồn đóng góp tự nguyện chung cho cộng đồng và những khoản hỗ trợ có điều kiện, địa chỉ cụ thể. Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân đ hỗ trợ trực tiếp cho các cá nhân và hộ gia đình bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố (không qua Ban Vận động). Việc phân phối sẽ do Ban vận động chủ trì phối hợp với các cơ quan.

Tất cả những nội dung chi từ nguồn gốc từ thiện phải được nêu rõ địa chỉ cụ thể, lý do nhận đóng góp tự nguyện. Kinh phí vận động đóng góp tự nguyện mà còn dư thì Ủy ban nhân dân thống nhất với Ban Vận động cùng cấp để quyết định thực hiện các chính sách an sinh x hội tại các địa phương vùng bị thiên tai, dịch bệnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và mục tiêu của cuộc vận động.

Để đảm bảo người dân nhận đúng được các khoản đóng góp từ thiện thì việc quản lý tài chính, xây dựng chế độ báo cáo và công khai đóng góp tự nguyện là điều vô cùng quan trọng. Việc quy định như vậy đảm bảo tính minh bạch cho suốt quá trình làm từ thiện. Về nội dung, hình thức, thời điểm, thời gian công khai đóng góp từ thiện được quy định tại điều 14, của Nghị định này. Còn về việc quản lý tài chính, xây dựng báo cáo được quy định tại điều 13 của Nghị định này.

Những cá nhân muốn được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và s dụng nguồn đóng góp từ thiện để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý tiền từ thiện đối với các tổ chức tự phát 1 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)