VỤ
2.4. Về kiểm tra giám sát chất lượng dịch vụ
các thủ tục, hướng dẫn và các tiêu chuẩn, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các phòng ban cũng như các thành viên trong ban lãnh đạo Công ty để thực hiện việc duy trì cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Nhưng để đảm bảo cho các vấn đề đó được thực hiện một cách đầy đủ và phù hợp với yêu cầu của của hệ thống chất lượng thì không thể thiếu được công tác kiểm tra giám sát.
Kiểm tra giám sát đảm bảo cho các phòng ban và các thành viên trong Công ty thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng và thực hiện theo các thủ tục được ghi trong văn bản của hệ thống quản lý chất lượng cần phải được thực hiện bởi lãnh đạo và phòng quản lý chất lượng thông qua các nguyên tắc sau:
- Các quy định về trách nhiệm quyền hạn được quy định trong sổ tay chất lượng và các thủ tục chất lượng.
- Phòng kiểm soát chất lượng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thủ tục, hướng dẫn công việc, cải tiến các quá trình nhằm không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng.
- Tiến hành họp hội nghị tổng kết thi đua hàng năm. Tại đây mỗi phòng ban sẽ báo cáo những thành tích chất lượng cũng như những khó khăn còn mắc phải từ đó trao đổi để rút kinh nghiệm và tìm phương hướng khắc phục.
KẾT LUẬN
Có thể nói trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá thành sản phẩm là biện pháp quyết định đến chủ trương đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường của mọi ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó yếu tố quyết định để đảm bảo sự hoà nhập là đảm bảo sự phù hợp yêu cầu của các yếu tố, của các phương thức hoạt động và hệ thống luật pháp giữa sản xuất và kinh doanh trong nước với phương thức tổ chức hoạt động và luật pháp trong thương mại và các nước hoặc tổ chức quốc tế chất lượng hàng hoá Việt Nam phụ thuộc vào các doanh nghiệp. Bên cạnh vai trò nhà nước đối với chất lượng dịch vụ và quản trị chất lượng dịch vụ các doanh nghiệp cần có những nhận thức đúng đắn về chất lượng, cần trao đổi và cung cấp thông tin bày tỏ quan điểm không chỉ trên phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế. Để phát huy thành công đạt được đồng thời khắc phục được những vấn đề tồn tại trong quản lý chất lượng dịch vụ các doanh nghiệp cần nắm bắt được xu
hướng phát triển của chất lượng và QLCL dịch vụ của nước ngoài và trên thế giới trên cơ sở đó xác định chính sách chất lượng cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp. Có như vậy hàng hoá Việt Nam mới có sức cạnh tranh về chất lượng trên thương trường quốc tế Việt Nam mới thu ngắn được khoảng cách so với thế giới. Như vậy bài viết tôi đã trình bày một số vấn đề cơ bản về QTCL dịch vụ trong Công ty cổ phần quảng cáo trực tuyến 24h.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Hồng Minh đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] NXB Giáo dục. Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức. Nguyễn Đình Phan. (2002) Hà Nội.
[2] Lưu Thanh Tâm. Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. NXB Đại Học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh. (2003) TP Hồ Chí Minh.
[3] Lê Thị Phương Hiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống kê. (2003) Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Nghiến. Quản lý sản xuất. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. (2003) Hà Nội.
[5] Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh
nghiệp. Nguyễn Tấn Thình. NXB Lao động – Xã hội. Hà Nội.
[6] John E.G Bateson. Chăm sóc khách hàng và vai trò của nó trong kinh
[7] Nghiêm Sỹ Thương (1997). Cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp. Tóm tắt nội dung bài giảng.
[8] Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý – VIM. Tổ chức và quản lý sản
xuất. NXB Lao động – Xã hội. (2004) Hà Nội
[9] Trang Web: http://tcvn.gov.vn.