Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CNXHKH CHI TIẾT QUA CÁC NĂM (Trang 42 - 47)

2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. hiện nay.

a) Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện nay, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam.

- Trong lịch sử phát triển, từ khi nước nhà độc lập, Đảng ta luôn khẳng định: xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đại đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam

- Thực tiễn này cũng đặt ra yêu cầu: ở mỗi giai đoạn lịch sử, việc giải

quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo cần có cách tiếp cận và lựa chọn ưu tiên giải quyết phù hợp với bối cảnh, tình hình của giai đoạn đó; đồng thời phải luôn nhận diện đầy đủ và giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong mối quan hệ dân tộc và tôn giáo.

b) Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tôn giáo và dân tộc là hai vấn đề rất nhạy cảm. Những vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo nếu không được giải quyết một cách thỏa đáng sẽ dẫn tới nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội, dễ tạo cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước.

 Vì vậy, để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, cần phải tuân thủ nguyên tắc: giải quyết vấn đề tôn giáo trên cơ sở vấn đề dân tộc, tuyệt đối không được lợi dụng vấn đề tôn giáo đòi ly khai dân tộc, hay chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc làm tổn hại đến lợi ích quốc gia – dân tộc, mà phải đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước.

c) Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị.

- Trong các mối quan hệ xã hội thì quan hệ dân tộc, tôn giáo và nhân quyền là những quan hệ phức tạp, giữa chúng có sự tác động tương hỗ, thống nhất với nhau, đồng thời quy định lẫn nhau. Do vậy, việc giải quyết tốt mối quan hệ này là nhằm đảm bảo cho con người những quyền cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo.

- Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, làm tốt công tác vận động quần chúng, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện các chương trình phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội .

- Chủ động vạch trần những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc với vấn đề tôn giáo nhằm “tôn giáo hóa dân tộc” của chúng.

 Tóm lại, nhận diện rõ những quan điểm của quan hệ dân tộc, tôn giáo ở nước ta hiện nay để một mặt tiếp tục phát huy hiệu quả và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp này nhằm tạo sự đồng thuận, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu , nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

CHƯƠNG 7: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘLÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I- Khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình.

Khái niệm: “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình”

Vị trí cuả gia đình trong xã hôị:

a) Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quyết định đến sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội.

+ Trình độ phát triển của gia đình là một trong những yếu tố quyết định trật tự xã hội, con người của một thời đại nhất định từ đó quyết định đến lịch sử.

+Gia đình sản xuất ra tư liệu tiêu dùng,tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, là một đơn vị cơ sở để tạo nên xã hội, là hạt nhân của xã hội, giúp xã hội tồn tại và phát triển. “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”- Chủ tịch Hồ Chí Minh +Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử. Tác động của mỗi gia đình với xã hội trong các giai đoạn lịch sử khác nhau là khác nhau

b) Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên.

+ Gia đình yên ổn, hạnh phúc là môi trường tốt nhất để cá nhân phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội

c) Gia đình là cầu nối giưã cá nhân và xã hội

+ Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách từng người, là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội.

+ Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn của xã hội. Không có cá nhân bên ngoài gia đình, không có cá nhân bên ngoài xã hội.

+ Gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân

Chức năng cơ bản của gia đình

a) Chức năng tái sản xuất ra con người + Đây là chức năng đặc thù của gia đình.

+ +Quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội.

b) Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

+ Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Mỗi thành viên là chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, đồng thời là khách thể thụ hưởng, chịu sự giáo dục của các thành viên khác.

c) Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

+ Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, là đơn vị kinh tế duy nhất tham

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CNXHKH CHI TIẾT QUA CÁC NĂM (Trang 42 - 47)