+Các hình thức gia đình khác nhau và ngay ở một hình thức gia đình nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất và phân phối. Vị trí, vai trò của kinh tế gia đình và mối quan hệ của kinh tế gia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hội cũng không hoàn toàn giống nhau.
d) Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình: Đây là chức năng thường xuyên của gia đình bao gồm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần, bảo vệ trẻ em, chăm sóc người già. Sự chăm sóc vừa là nhu cầu tình cảm, vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người.
III- Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. xã hội.
4. Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.
+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình.
+ Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.
+ Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa