Các cuộc khai quật ở các đảo

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC ĐỀ TÀI NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC Ở VIỆT NAM TÍNH ĐẾN NĂM 2017 (Trang 33 - 34)

Cuộc khai quật khảo cổ học tại quần đảo Trường Sa vào năm 2014 với các đảo gồm Trường Sa Lớn, Nam Yết, Phan Vinh và Sơn Ca [5]53.

- Tại đảo Trường Sa Lớn, đoàn đã tiến hành khảo sát toàn bộ bề mặt đảo và mở một hố thám sát có diện tích 1m2. Kết quả, hiện vật thu lượm khi khảo sát bề mặt đảo gồm một mảnh bát thời Trần, hai mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và nhiều mảnh sành thuộc thế kỷ XVIII - XIX. Cùng với đó, hiện vật trong hố thám sát thu được gồm bốn mảnh gốm thô thời tiền sử.

- Tại đảo Sơn Ca, đoàn khảo cổ cũng thu được một số mảnh sành từ thế kỷ XVIII đến nay. Tại đảo Nam Yết, các nhà khảo cổ thu được một mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và một số mảnh sành có niên đại từ thế kỷ XVIII.

=> Đó là những bằng chứng khoa học khẳng định sự có mặt sớm, liên tục của người Việt và các hoạt động trên biển của cư dân tiền sử ở quần đảo Trường Sa; khẳng định chủ quyền đối với biển, đảo trong hải phận quốc gia Việt Nam.

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC Ở VIỆT NAM

Thực tiễn hoạt động nghiên cứu, khai quật khảo cổ học dưới nước những năm qua ngoài những thành tựu đã đạt được cũng còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế mà điển hình là về mức độ đóng góp khoa học; về công tác bảo tồn di sản văn hóa dưới nước; về đội ngũ chuyên môn và phương tiện kĩ thuật:

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC ĐỀ TÀI NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC Ở VIỆT NAM TÍNH ĐẾN NĂM 2017 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)