Khảo cổ học dưới nước đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn cho cơ sở hạ tầng, thiết bị, kinh phí hoạt động hằng năm, bảo quản di tích di vật và chi phí đào tạo nhân lực. Một chuyên gia khảo cổ học Thái Lan đưa ra cách tính đơn giản về tỷ lệ chi phí tài chính, nhân sự giữa khảo cổ học trên đất liền và khảo cổ học dưới nước là 1/6. Nghĩa là cứ một đồng cần chi phí trên đất liền thì khảo cổ học dưới nước cần 6 đồng [5]57.
Ngay tại Viện Khảo cổ học Việt Nam, Phòng Khảo cổ học dưới nước cũng mới được thành lập. Mặt khác tàu thuyền và các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động khảo cổ học dưới nước ở ta cũng chưa có nhiều; nếu có thì các thiết bị, công nghệ hiện đại lại không có chuyên gia vận hành, sử dụng; cũng chưa có một nguồn kinh phí thường niên nào dành cho các hoạt động khảo sát, nghiên cứu dưới nước…
Sự thiếu vắng các nhà khảo cổ học dưới nước người Việt Nam cũng làm cho những công trình khai quật dưới nước trước đây ít nhiều bị ảnh hưởng, do người biết lặn thì không biết làm khảo cổ và người có chuyên môn khảo cổ thì không biết lặn. Các nhà khảo cổ học nước ta chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn cho chuyên ngành khảo cổ học này.
Trên thực tế các nhà khảo cổ học phụ trách khai quật còn chưa hoàn toàn chủ động chỉ đạo công tác khai quật tại hiện trường. Đáng tiếc cho đến nay ta chưa có nhiều nhà nhà khảo cổ học nào có thể lặn và trực tiếp khai quật dưới nước, mà chỉ theo dõi qua màn hình điều khiển và tham gia chỉnh lý di tích, di vật hậu khai quật => Nhà khảo cổ học không tiếp xúc trực tiếp với di chỉ vẫn là một hạn chế mà ngành Khảo cổ học Việt Nam cần chú trọng.
Sự vắng mặt của chuyên ngành khảo cổ học dưới nước tại nhiều cuộc khai quật đã dẫn đến tình trạng chất lượng khai quật bị ảnh hưởng. Điển hình là vụ trục vớt tàu cổ ở Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là minh chứng cho hoạt động giao thương tấp nập của vùng phố Hiến xưa, nhưng con tàu cổ Hưng Yên được một người chuyên mò sắt bán phế liệu tìm thấy và vớt lên. Do không có kinh nghiệm, trong quá trình trục vớt tàu đã bị gãy làm đôi. Và trong khi chờ những quyết định của các cơ quan liên quan, con tàu nằm dầm mưa dãi nắng ở bên bờ sông xã Đại Tập (Khoái Châu) gần 2 tháng mà không hề được bảo quản. Đến khi có quyết định chuyển con tàu về bảo tàng Hưng Yên, việc vận chuyển được giao cho Công ty Vận tải Mạnh Kiên thực hiện. Và để thuận tiện, công ty này đã cưa đôi mảnh đuôi tàu để đưa tàu qua cửa đê… cho dễ [6]58.
Cũng vì không có phương tiện, kinh phí và đội ngũ các nhà khảo cổ học dưới nước nên Việt Nam chưa hề có một cuộc thăm dò sơ bộ, xác định có bao nhiêu con tàu cổ đắm ngoài khơi, đắm ở tọa độ nào để vẽ bản đồ khảo cổ và có kế hoạch gìn giữ => Sự hạn chế trong việc lập và thực hiện kế hoạch khai quật đã dẫn đến tình trạng di sản biển bị khai thác bừa bãi. Rất nhiều con tàu bị ngư dân phá hủy bằng cách đánh mìn, đào phá, đến nay chỉ còn dấu tích. Nhiều con tàu và hàng hóa trên tàu bị trục vớt bởi những người săn lùng cổ vật.
Việc thiếu vắng một đội ngũ, cơ quan chuyên sâu đã tạo ra những khó khăn lớn đối với công tác điều tra, khảo sát và khai quật. Chúng ta chưa có những đợt điều tra cơ bản để lập bản đồ những con tàu đắm ở vùng biển Việt Nam. Nếu được chủ động khảo sát bởi một cơ quan nghiên cứu của Việt Nam thì tình hình hẳn sẽ thuận lợi hơn nhiều, nhờ đó, việc bảo vệ những điểm con tàu chìm sẽ chủ động hơn, tránh được sự tàn phá đang diễn ra hiện nay [4]59.
Đội ngũ cán bộ khảo cổ học nói chung và khảo cổ học dưới nước nói riêng còn yếu về ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp xã hội. Điều này gây ra rất nhiều hạn chế trong việc hòa nhập với hiểu biết chung về khảo cổ học hiện đại trên thế
58 https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-g%E1%BB%91m-s
%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s %E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/3/
giới như: tìm kiếm và tiếp nhận thông tin trong quá trình làm việc, trao đổi với những đồng nghiệp nước ngoài, tham dự hội thảo quốc tế…. Thật sự mà nói, đây là một thực trạng rất đáng báo động, chúng ta đang bộc lộ rất nhiều điểm yếu kém so với các nước bạn. Chính vì vậy, công tác đào tạo ngoại ngữ, tin học, kỹ năng… cho đội ngũ cán bộ khảo cổ học là một vấn đề rất cần thiết và đặc biệt quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay.
KẾT LUẬN
Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, “ngã tư của các dân tộc và văn minh”, với bờ biển dài 3.260 km. Do vậy các loại hình di tích khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam khá phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình.
Di sản văn hóa dưới nước là một loại di sản đặc biệt bởi nó tồn tại trong một môi trường đặc biệt (nước). Vì thế, không phải ai muốn cũng có thể tiếp cận được, cho dù đó là nhà chuyên môn. Việc nghiên cứu, khai quật và bảo tồn loại hình di sản này cũng phải được tiến hành theo một phương pháp đặc thù, đòi hỏi phải có ngành, cơ quan chuyên trách nghiên cứu khảo cổ học dưới nước. Ở Việt Nam, Khảo cổ học dưới nước chỉ mới hoạt động vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, được xem là “sinh sau, đẻ muộn” so với khảo cổ học dưới nước của thế giới nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu nổi bật, đáng khích lệ đối với nền khảo cổ học của một “nước nghèo” với xuất phát điểm “ba không”: không chuyên gia, không có nguồn tài chính, không cơ sở vật chất – kĩ thuật) của Việt Nam. Tiêu biểu là:
- Thành tựu trong việc nghiên cứu các con tàu đắm: tàu cổ Hòn Cau (Vũng Tàu – Côn Đảo); tàu cổ Hòn Dầm (Kiên Giang); tàu cổ Cù Lao Chàm (Quảng Nam); tàu cổ Cà Mau; tàu cổ Bình Thuận; tàu cổ Bình Châu (Quảng Ngãi) => góp một bằng chứng vô cùng sinh động vào việc nghiên cứu giao thương quốc tế trên vùng biển Việt Nam trong lịch sử; góp phần tìm hiểu “Con đường tơ lụa trên biển” ở vùng biển Việt Nam. Bên cạnh những ý nghĩa đó, cuộc khai quật tàu đắm còn bổ sung nhiều tư liệu quý để nghiên cứu lịch sử và văn hóa nước nhà.
- Thành tựu trong việc phục dựng lại con đường thương mại trên biển với các cảng, hải cảng lớn như Vân Đồn, Hội An, Óc Eo,…; và các trận thủy chiến trong lịch sử Việt Nam như trận Bạch Đằng… Qua đó mà lịch sử ngoại thương nói chung với các hải cảng, thương cảng cổ và Lịch sử chiến tranh Việt Nam
với các trận thủy đa phần được các nhà sử học nghiên cứu dựa vào tài liêu thư tịch nhưng thông qua những dấu vết vật chất của các cảng, bến bãi, tàu thuyền… bị vùi sâu trong lòng đất hay ẩn chìm dưới làn nước thì nhờ có sự nghiên cứu khảo cổ học dưới nước đã góp phần phục dựng lại diện mạo các hải cảng, thương cảng cổ và hoạt động giao thương của Việt Nam trong lộ trình thương mại quốc tế… Từ đó, định hướng cho hoạt động phát triển kinh tế biển của đất nước và góp phần thiết lập mối quan hệ giao thương trên biển với các nước trong khu vực. Đây được xem là một thành tựu nổi bật của khảo cổ học Việt Nam nói chung và khảo cổ học dưới nước nói riêng.
- Thành tựu trong việc nghiên cứu khảo cổ học biển - đảo: Dấu tích hoạt động của cư dân ở Biển Đông ngay từ rất sớm và sự có mặt của con người (đặc biệt là cư dân Việt) ở những hòn đảo gần và xa bờ như các đảo ở Trường Sa… Góp phần khẳng định chủ quyền biển – đảo của Việt Nam trước chính sách bành trướng, xâm chiếm biển của Trung Quốc.
Việc phát hiện, khai quật một cách khoa học các di sản văn hóa dưới nước đã đưa lại nhiều tài liệu, thông tin chân thực hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu khoa học đến lượt nó góp phần nâng cao giá trị văn hóa, lịch sử của các di sản, từ đó giá trị kinh tế của di sản cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, ngành khảo cổ học dưới nước của Việt Nam mới hình thành và đang bắt đầu những hoạt động nghiên cứu đầu tiên nên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc bảo vệ, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị những di sản văn hóa này: thiếu kinh nghiệm, chuyên môn trong việc nghiên cứu khảo cổ học dưới nước, mức độ đóng góp khoa học không nhiều; đặc biệt là thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn và phương tiện kĩ thuật trong nghiên cứu về khảo cổ học dưới nước,…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, Tạp chí:
1.Ban khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (2000), Khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (1997 – 1999), Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000.
2.Bùi Minh Chí (2003), Tìm hiểu ngoại thương Việt Nam qua “Con đường gốm sứ trên biển”, Tạp chí Khảo cổ học, số 5/2005.
3.John Guy, “Gốm Việt Nam và tầm quan trọng của đồ gốm ở tàu đắm Hội An”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4.Lê Thanh Hà (2000), “Nhóm đồ sứ Trung Quốc trên con tàu cổ Cù Lao Chàm tàng trữ tại bảo tàng Lịch Sử Việt Nam”, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2000, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
5.PGS. Mark Staniforth (2014), Phát biểu chào mừng in trong kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển”.
6.Nguyễn Đình chiến (2002), Tàu cổ Cà Mau – The Ca Mau shipwreck 1723 - 1735, Hà Nội.
7.Nguyễn Đình Chiến (2005), “Khai quật khảo cổ học tàu cổ Cà Mau”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8.Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân (2013), Khai quật tàu đắm cổ Bình Châu, con tàu cổ thứ 6 trong vùng biển Việt Nam, Bài viết tham dự Hội Nghị Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013, dẫn theo Kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển”.
9.Nguyễn Giang Hải (2014), Khảo cổ học biển Việt Nam: tiềm năng và thách thức, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển”, tr. 8.
10. Nguyễn Quốc Hùng (1992), Khai quật kho tàng cổ dưới đáy biển Hòn Cau (Bà Rịa – Vũng Tàu), Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 83/1992, tr. 62.
11. Nguyễn Quốc Hùng (2005), “Hơn một thập kỷ khai quật khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam”, Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 293.
12. Phan Huy Lê (2007), Qua di tích văn hóa Óc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 10/2007. Tr. 3 – 14.
Trang Websites:
13. Hà Thị Sương (2014), Khảo cổ học dưới nước Việt Nam – Kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á, in trên tạp chí Di sản Văn hóa số 2/ 2014:
http://baotang.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=bd80e7cf-4aa9-4ccc-bb19- 50cf00427ebc. 14. http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/van-hoa-the-thao/nghien- cuu-lap-ho-so-cac-di-chi-khao-co-duoi-nuoc-o-viet-nam.html 15. http://www.baomoi.com/nhung-phat-hien-moi-cua-khao-co-hoc- duoi-nuoc-thu-vien-lau-doi-nhat-the-gioi-mo-cua-tro-lai/c/20405753.epi 16. http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201705/nhung-phat-hien- moi-ve-thuong-cang-van-don-o-quan-lan-2342588/ 17. http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Hoat-dong-cua-bao-tang/ 2008/08/3A92F92/ 18. http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Kien-thuc-lich-su---van- hoa/2011/03/3A921E45/ 19. http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Khao-co-hoc-viet-nam/ 2009/03/3A9214C8/ 20. http://biengioibienbentre.vn/noi-dung/ket-qua-khao-co-hoc-o- truong-sa-khang-dinh-chu-quyen-bien-dao.html 21. http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/di-tich-bai-coc-bach- dang-huyen-thoai-2995267.html 22. http://www.dulichculaocham.com.vn/khai-quat-tau-co-o-bien-cu- lao-cham
23. http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Khoa-hoc/755695/khao-co-hoc- duoi-nuoc-viet-nam-thieu-thon-du-be 24. http://www.iccrom.org/eng/01train_en/announce_en/ 2009_08CollAsiaPHL_en.shtml 25. http://khaocohoc.gov.vn/khao-co-hoc-duoi-nuoc-viet-nam-can-su- dau-tu-bai-ban 26. http://khaocohoc.gov.vn/khao-co-hoc-duoi-nuoc-mot-so-kinh- nghiem-tu-han-quoc 27. https://khanhhoathuynga.wordpress.com/tag/c%E1%BB%95-v %E1%BA%ADt-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-tau-d%E1%BA%AFm- binh-thu%E1%BA%ADn/ 28. https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t %E1%BA%A7m-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA %BFn-th%E1%BB%A9c/tai-li%E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s%E1%BB %A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-tau-buon-d%E1%BA%AFm/page/ 3/ 29. https://khanhhoathuynga.wordpress.com/tag/tau-%E1%BA%AFm- hon-d%E1%BA%A7m/ 30. http://kienthuc.net.vn/di-san/phan-chia-co-vat-500-tuoi-tren-tau- dam-cu-lao-cham-233633.html 31. http://laodong.com.vn/quang-ninh/khai-quat-khao-co-hoc-di-tich- cong-cai-van-don-day-dac-dau-tich-van-hoa-lich-su-619578.bld 32. http://laodong.com.vn/van-hoa/gia-tai-nuoc-viet-nhin-tu-bien- 65242.bld 33. http://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=322 34. http://www.drnguyenviet.com/?id=6&cat=1&cid=105
PHỤ LỤC ẢNH
Hình 1 - 2: Bản đồ Biển Đông và vị trí chiến lược của Việt Nam
Nguồn: http://bimson.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=12012
Hình 4: Hội thảo quốc tế về khảo cổ học dưới nước năm 2014 ở Quảng Ngãi
Nguồn: http://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=507
Hình 5 - 6: Tập huấn quốc tế khảo cổ học dưới nước ở Hội An năm 2015
Nguồn:http://hueworldheritage.org.vn/TTBTDTCDH.aspx? TieuDeID=139&TinTucID=2289&l=vn
Hình 3: Việt Nam nằm trên lộ trình của con đường tơ lụa trên biển “con đường gốm sứ”
Hình 7: Hội thảo quốc tế về khảo cổ học dưới nước năm 2017 ở Hội An
Nguồn: http://www.hoianrt.vn/tin-tuc/nong-thon-moi/hoi-thao-khoa-hoc-quoc-te- khao-co-hoc-duoi-nuoc-tai-hoi-an.htm
Hình 8: Bản đồ các con tàu đắm ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam
Hình 9 - 11: Tàu đắm Hòn Cau thuộc vùng biển Vũng Tàu, cùng với phương tiện trục vớt: Tàu Đại Lãnh; và các chuyên gia, thợ lặn
Hình 12 – 14: Các cổ vật trên tàu đắm Hòn Cau
Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/2009/05/26/tau-c%E1%BB%95-d %E1%BA%AFm-con-d%E1%BA%A3o-vung-tau-va-hi%E1%BB%87n-v%E1%BA
%ADt-tr%E1%BB%A5c-v%E1%BB%9Bt-the-vung-tau-shipwreck-c-1690/
Hình 15: Vị trí và hình vẽ mô tả tàu đắm Hòn Dầm/ Tàu đắm Phú Quốc
Hình 16 – 17: Các cổ vật trên tàu đắm Hòn Dầm/ Phú Quốc (Kiên Giang)
Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-g %E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-li %E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-
Hình 18 – 23: Hiện vật đặc trưng của gốm Sawankhalok, Suphanburi (Thái Lan) Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-g
%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-trung-hoa-ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c/tai-li %E1%BB%87u-g%E1%BB%91m-s%E1%BB%A9-c%E1%BB%95-t%E1%BB%AB-cac-
Hình 24: Bản đồ vị trí tàu đắm Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
Hình 25 - 28: Công tác khai quật tàu đắm Cù Lao Cù Lao Chàm (Quảng Nam) Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/category/s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-g