II. Nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
32Đối với các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tùy theo cơ quan chuyên môn
Đối với các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tùy theo cơ quan chuyên môn nào phát hiện (Công an, Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trưởng, Hải Quan, Kiểm lâm,...) sẽ tiến hành xử lý hành chính theo thẩm quyền.
2.2. Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
a. Các biện pháp phòng, chống chung:
- Biện pháp tổ chức - hành chính: Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, các chủ thể tham gia bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong bảo vệ môi trường; thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường...;
- Biện pháp kinh tế: Biện pháp này chủ yếu dùng các lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, bảo vệ môi trường và ngược lại xử lý, hạn chế lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm;
- Biện pháp khoa học - công nghệ: Là ứng dụng các biện pháp khoa học công nghệ vào giải quyết những vấn đề môi trường;
- Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: là giáo dục, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường;
- Biện pháp pháp luật là biện pháp xây dựng các quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
b. Các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cụ thể: - Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan, ban ngành có liên quan trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Tham mưu về nội dung của công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như trong việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội, phát triển bền vững gắn với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự trong lành của môi trường sống, an sinh xã hội.
Thể hiện ở các phương diện như: tham mưu cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về môi trường, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. Trong đó, tập trung nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, đoàn thể và của công dân trong công tác bảo vệ môi trường; những khuyến cáo cần thực hiện trong đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Tham mưu cho các cơ quan chức năng có liên quan về phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, theo chức năng nhiệm vụ của ngành đó như: cách thức tổ chức các hoạt động phòng ngừa, phương pháp huy động lực lượng, phương tiện tham gia vào công tác phòng chống, các hình thức phát động quần chúng tham gia vào phòng, chống… gắn với viêc thực hiện các phong trào, công tác chuyên môn của các cơ quan ban ngành đó.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Trên cơ sở đó đề xuất quần chúng nhân dân tự giác tham gia vào phòng ngừa và đấu tranh.
+ Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân thấy được hậu quả trước mắt cũng như lâu dài do các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên gây ra cho