1.Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống
1.1. Quan niệm về an ninh phi truyền thống
- An ninh phi truyền thống là quan niệm mới về một trạng thái khác với an ninh truyền thống, phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở rộng nội hàm khái niệm an ninh quốc gia.
- An ninh phi truyền thống không chỉ bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bảo vệ con người, bảo vệ cộng đồng, mang tính xuyên quốc gia do những mối đe dọa của các nhân tố bên trong và bên ngoài với môi trường sinh tồn, phát triển của cộng đồng xã hội và công dân của mỗi quốc gia trong mối quan hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới
1.2. Đặc trưng của an ninh phi truyền thống
- Nội hàm an ninh phi truyền thống liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, có tính “động” và “mở”
- Đối tượng của an ninh phi truyền thống rộng và ít liên quan đến chủ quyền quốc gia hơn so với an ninh truyền thống
- Các vấn đề của an ninh phi truyền thống đều có tác động lẫn nhau
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không giới hạn không gian và thời gian
- An ninh phi truyền thống có đặc tính “lan tỏa”, diễn biến âm thầm nhưng bùng phát đột xuất
2. Những biểu hiện và tác động của an ninh phi truyền thống
2.1. Chủ nghĩa khủng bố
- Những vấn đề cơ bản về khủng bố
+ Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng (Luật phòng, chống khủng bố
năm 2013)
- Tác động của chủ nghĩa khủng bố đối với nhân loại + Gây thiệt hại về người
+ Gây thiệt hại về tài sản
+ Gây ảnh hưởng đến an ninh thế giới
58 - Tình hình tội phạm xuyên quốc gia và tác động của tội phạm xuyên quốc gia - Tình hình tội phạm xuyên quốc gia và tác động của tội phạm xuyên quốc gia + Khái niệm
Công ước Palermo năm 2000 định nghĩa về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và xác lập phạm vi điều chỉnh của Công ước: Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là hành vi
phạm tội được thực hiện ở nhiều quốc gia hoặc được thực hiện ở một quốc gia, nhưng phần chủ yếu của việc chuẩn bị, lên kế hoạch, chỉ đạo hay điều khiển việc thực hiện tội phạm lại diễn ra ở một quốc gia khác, hoặc đây là hành vi tội phạm được thực hiện ở một quốc gia nhưng có liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức tham gia thực hiện các hoạt động tội phạm ở nhiều quốc gia, hoặc tội phạm được thực hiện ở một quốc gia nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến một quốc gia khác
+ Các loại tội phạm xuyên quốc gia: 10 loại: tội phạm về ma túy; cướp biển; mua bán người; khủng bố; buôn lậu vũ khí; rửa tiền; tội phạm kinh tế; tội phạm công nghệ cao; buôn lậu động vật hoang dã và gỗ, và đưa người di cư trái phép
+ Tác động của tội phạm xuyên quốc gia: Đe dọa trật tự an toàn xã hội của các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế; Tội phạm ma túy xuyên quốc gia; Tội phạm buôn người xuyên quốc gia; Tội phạm khủng bố xuyên quốc gia; Tội phạm máy tính xuyên quốc gia...
- Tội phạm công nghệ cao và tác động của tội phạm công nghệ cao (Bài 6 An toàn
thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng)
2.3. An ninh mạng, an ninh thông tin (Bài 6 An toàn thông tin và phòng, chống vi
phạm pháp luật trên không gian mạng)
- Vấn đề an ninh mạng, an ninh thông tin - Tác động của an ninh mạng, an ninh thông tin
2.4. Ô nhiễm môi trường (Bài 3 Phòng chống vi phạm phâp luật về bảo vệ môi trường)
- Tình trạng ô nhiễm môi trường - Tác hại của ô nhiễm môi trường
2.5. Thảm họa do thiên nhiên và con người gây ra (Bài 3 Phòng chống vi phạm phâp
luật và bảo vệ môi trường)
- Các dạng thảm họa - Hậu quả của thảm họa
2.6. Tình trạng biến đổi khí hậu (Bài 3 Phòng chống vi phạm phâp luật và bảo vệ
môi trường)
- Tình hình biến đổi khí hậu trái đất - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
2.7. Dịch bệnh (Bài 3 Phòng chống vi phạm phâp luật và bảo vệ môi trường) - Sự phát triển các loại dịch bệnh lây lan
- Tác động của dịch bệnh