Ngành thiên văn học Ai Cập cổ

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Nguoi-Ai-Cap_-Xac-Uop-Cung-Phai-Choang-Vang-Terry-Deary-Peter-Hepplewhite (Trang 122 - 123)

Lịch Ai Cập thật sự là một ý tưởng chói sáng. Một số nhà lịch sử học còn cho đây là phát minh vĩ đại nhất của thời kỳ đó. Qua việc quan sát mặt trời, những người Ai Cập đã suy ra rằng một năm có 365 ngày, gần chính xác bằng chúng ta ngày nay.

Năm được họ chia ra thành ba mùa (xem lại trang 92), mỗi mùa có 120 ngày, thêm vào đó là 5 ngày “bổ sung”.

Người ta chia năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày. Mỗi tháng có 3 tuần

Mỗi tuần có 10 ngày. Những bản vẽ cổ

Tại một thời điểm nào đó khoảng 3000 năm TCN, vào ngày đầu tiên nước lũ dâng, một nhà thiên văn học đã quan sát bầu trời trước khi mặt trời mọc. Ông ta làm việc tại Viện Hàn Lâm Memphis, thủ đô mới của nước này sau khi hợp nhất miền Hạ Ai Cập và Thượng Ai Cập .

Khi mặt trời mọc lên ở hướng đông, ông ta thấy ngôi sao Sirius (Sothis, sao Thiên Lang) cũng mọc lên gần như đồng thời. Sau khi những bản vẽ này đã được tiếp tục thực hiện qua nhiều thế hệ, cuối cùng người Ai Cập biết rõ là ba sự kiện đó - bắt đầu mùa nước lũ, mặt trời mọc và sao Sirius mọc - sẽ đồng thời xảy ra sau … 1460 năm. Thật là một kết quả ấn tượng!

Nếu chúng ta ước tính cuộc đời làm việc của một nhà thiên văn học kéo dài chừng 25 năm, vậy thì phải có bao nhiêu thế hệ liên tục quan sát bầu trời mới có được kết quả đó - đừng có lười nghe bạn! Động não lên nào! - 1460 chia cho 25… làm đi… tính đi… thơi được, nếu mệt q rồi thì bạn có thể xoay cuốn sách, tra lại xem.

Câu trả lời : 58 thế hệ và một nhà nghiên cứu mới làm việc được 10 năm.

Một phần của tài liệu sachvui-vn-Nguoi-Ai-Cap_-Xac-Uop-Cung-Phai-Choang-Vang-Terry-Deary-Peter-Hepplewhite (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)