Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn km 21 12 tại thái nguyên (Trang 38 - 41)

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.5.Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của giống

Các chỉ tiêu chiều cao thân cây, khả năng phân cành, đường kính gốc của cây trồng… là những tính trạng số lượng nên rất dễ bị thay đổi dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh. Do vậy khi thay đổi liều lượng phân bón sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng thân lá và các đặc điểm hình thái khác của cây. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.5

- Chiều cao thân chính

Chiều cao thân chính được tính từ mặt đất đến điểm phân cành, chiều cao thân chính cao hay thấp tùy thuộc vào giống. Nếu chiều cao thân chính thấp thì cây phân cành nhiều, và ngược lại chiều cao thân chính cao, mập thì cây ít phân cành. Chiều cao thân chính có ảnh hưởng đến tổng số lá trên cây. Chiều cao thân chính thấp có ý nghĩa lớn trong việc cơ giới hóa nghề trồng sắn và tăng khả năng chống đổ cho cây sắn.

31

Số liệu bảng 4.5 cho thấy chiều cao thân chính của giống sắn KM 21-12 với các công thức dao động từ 101,37 - 140,96 cm. Trong thí nghiệm công thức 3 và công thức 6 có chiều cao thân chính tương đương với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó công thức 5 có chiều cao thân chính cao nhất (140,96 cm).

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của giống sắn KM 21-12 TT Công thức CC thân chính (cm) CD cành cấp 1 (cm) CC cây (cm) ĐK gốc (cm) Tổng số lá/cây (lá) 1 Không bón (đ/c) 101,37c 38,61c 183,61c 1,83d 119,60c 2 0N + 40P2O5 + 80K2O 127,08ab 47,11b 192,73bc 1,89cd 128,05ab 3 40N + 40P2O5+80K2O 118,23abc 48,00b 199,66bc 2,29bc 126,20bc 4 80N+ 40P2O5 + 80K2O 125,70ab 58,32a 201,75b 2,40ab 125,10bc 5 160N+40P2O5 +80K2O 140,96a 58,45a 209,48ab 2,76a 130,35ab 6 80N + 0P2O5 + 80K2O 107,78bc 50,61b 220,47a 2,73a 133,20a P <0,05 <0,01 <0,01 <0,01 <0,05 CV(%) 13,24 9,28 5,67 9,27 3,63 LSD.05 23,98 7,02 17,21 0,43 6,96 - Chiều dài cành cấp 1

Sự phân cành là cơ sở để xác định hàm lượng phân bón sao cho thích hợp nhằm đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt và là một trong những cơ sở để chọn tạo giống và xác định mật độ thích hợp.

Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài cành cấp 1 của giống sắn KM 21- 12 dao động từ 38,61 – 58,45 cm. Trong thí nghiệm các công thức có bón phân chiều dài cành cấp 1 đều cao hơn công thức đối chứng. Trong đó công thức 5 có chiều dài cành cấp 1 dài nhất (58,45 cm) ở mức tin cậy 99%.

32

- Chiều cao cây cuối cùng

Chiều cao cây cuối cùng được tính từ mặt đất đến ngọn, đặc tính này phản ánh khả năng chống đổ. Ngoài ra, chiều cao cây còn phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm có chiều cao cây cuối cùng dao động từ 183,61 – 220,47 cm. Trong đó công thức 2 (192,73 cm) và công thức 3 (199,66 cm) có chiều cao cây tương đương với đối chứng, các công thức còn lại có chiều cao cây cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Đường kính gốc

Chiều cao cây và đường kính gốc có liên quan mật thiết với nhau. Đường kính gốc phản ánh độ mập của cây, đường kính gốc càng to thì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng, chống đổ càng tốt và tạo tiền đề cho năng suất cao.

Số liệu bảng 4.5 cho thấy giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm có đường kính gốc dao động từ 1,83 – 2,76 cm ở mức tin cậy là 99%. Trong đó công thức 2 (1,88 cm) có đường kính gốc tương đương công thức đối chứng. Các công thức còn lại đều có đường kính gốc lớn hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Tổng số lá

Tổng số lá trên cây có liên quan trực tiếp tới năng suất, vì lá làm nhiệm vụ quang hợp và hấp thụ các chất dinh dưỡng, tạo ra các chất hữu cơ từ các chất vô cơ để chuyển về tích lũy ở thân cành, củ. Tổng số lá trên cây phụ thuộc vào giống, lượng phân bón và điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tổng số lá của giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm dao động từ 119,60 – 133,20 lá/cây. Trong đó công thức 5 (133,20 lá) là công thức có số lá nhiều nhất, nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

33

Như vậy các công thức phân bón đã làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hình thái của giống sắn KM21-12.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn km 21 12 tại thái nguyên (Trang 38 - 41)