Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn km 21 12 tại thái nguyên (Trang 41 - 43)

suất và năng suất của giống sắn KM21-12

4.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM21-12 suất của giống sắn KM21-12

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó cần xác định được công thức phân bón thích hợp để cây sinh trưởng tốt đạt năng suất và phẩm chất cao.

Năng suất được thể hiện qua sự hình thành củ/gốc, sự tăng trưởng về chiều dài củ, đường kính củ, khối lượng củ/gốc. Tất cả các yếu tố này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố môi trường, để có năng suất cao và ổn định phải có sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM 21-12

TT Công thức Số củ/gốc (củ) Đường kính củ (cm) Chiều dài củ (cm) KL củ/gốc (kg) 1 Không bón (đ/c) 8,45d 2,66d 24,25c 1,81d 2 0N + 40P2O5 + 80K2O 8,60cd 3,18cd 26,78bc 2,02cd 3 40N + 40P2O5 + 80K2O 9,90ab 3,90ab 26,93bc 2,45b 4 80N + 40P2O5 + 80K2O 9,25bc 4,19a 30,45a 2,96a 5 160N + 40P2O5 + 80K2O 9,00cd 3,24bcd 28,88ab 2,25bc 6 80N + 0P2O5 + 80K2O 10,40a 3,40bc 29,98a 2,15bcd P <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 CV(%) 4,91 13,14 7,24 11,04 LSD.05 0,69 0,68 3,04 0,38

34

- Số củ trên gốc

Số củ trên gốc là yếu tố quan trọng đối với năng suất của sắn, số củ trên gốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu và kỹ thuật chăm sóc.

Kết quả thí nghiệm cho thấy giống sắn KM 21 – 12 ở các công thức thí nghiệm có số củ/ gốc dao động từ 8,45 – 10,4 củ. Trong đó công thức 2 và 5 có số củ/gốc tương đương đối chứng, Các công thức còn lại có số củ/gốc nhiều hơn đối chứng ở mức độ tin cậy là 95%.

Như vậy các công thức phân bón trong thí nghiệm đã ảnh hưởng tới số củ/gốc của giống sắn KM21-12.

- Đường kính củ

Đường kính củ là một yếu tố cấu thành nên năng suất, là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá năng suất sắn. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào khả năng đồng hóa, vận chuyển chất dinh dưỡng vào củ của từng giống.

Số liệu bảng 4.6 cho thấy đường kính củ của giống sắn KM 21-12 ở các công thức thí nghiệm biến động từ 2,66 – 4,18 cm. Trong đó công thức 2 và 5 có đường kính củ tương đương đối chứng. Các công thức còn lại có đường kính củ lớn hơn đối chứng.

- Chiều dài củ

Củ sắn có hình dạng thon dài, cũng có loại củ sắn ngắn. Đặc tính này phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến một số đặc tính sinh vật học của cây sắn, chiều dài củ càng lớn thì khả năng chống đổ của cây càng tốt nhưng lại gây khó khăn trong việc canh tác, thu hoạch và trồng xen. Ngược lại chiều dài củ ngắn khả năng chống đổ kém hơn nhưng lại thuận tiện cho việc trồng xen, canh tác.

35

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn km 21 12 tại thái nguyên (Trang 41 - 43)