đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.4.1. Những kết quả đạt được
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, cụ thể như sau:
Một là, công tác xây dựng và ban hành chiến lược, chương trình, kế
hoạch, chính sách đối với trường đào tạo nghề từng bước đi vào nề nếp hơn. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách ĐTN tương đối đầy đủ để làm căn cứ
pháp lý cho công tác QLNN đối với trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Hai là, chính sách QLNN đối với trường đào tạo nghề đã được thể hiện
trên góc độ tạo lập khung thể chế, chính sách đến tổ chức bộ máy quản lý; hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được tăng cường đã có tác động nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác ĐTN và đánh giá được hoạt động ĐTN.
Ba là, công tác huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực và xã hội hóa hoạt động ĐTN được chú trọng quan tâm; nguồn lực đầu tư cho hoạt động ĐTN được đa dạng hóa, trong đó NSNN giữ vai trò chủ đạo; hơn nữa, công tác xã hội hoá hoạt động ĐTN đạt được kết quả bước đầu.
Bốn là, đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo ĐTN tăng cả về số lượng và
chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được chú trọng; đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ sư phạm
65
và kỹ năng nghề cho đội ngũ nhà giáo. Việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng có nhiều đổi mới, như: chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được cấu trúc theo modul với nội dung và thời gian đào tạo phù hợp; chương trình bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề được cập nhật, bổ sung theo sự thay đổi của kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất.
Năm là, đã có những hình thức hợp tác, liên kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong hoạt động ĐTN. Đây hoạt động thiết thực và hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả hai bên. Đối với các trường đào tạo nghề có tính chuyên nghiệp theo hướng chuẩn hoá. Đối với doanh nghiệp có được lực lượng lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất, tiết kiệm chi phí đào tạo.
Sáu là, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đào tạo
nghề được quan tâm triển khai rộng rãi tới các cơ sở đào tạo nghề và nhân dân.
2.4.2. Những hạn chế, khó khăn
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, công tác xây dựng văn bản pháp luật về lĩnh vực đào tạo nghề
còn bất cập và hạn chế các văn bản hướng dẫn. Hệ thống chính sách về đào tạo nghề đã được xây dựng một cách bài bản. Tuy nhiên, chưa kịp thời được bổ sung hoàn chỉnh và còn thiếu về hiệu lực. Các quy định về trách nhiệm cũng như tính tự chủ, các quy định về cơ chế, trách nhiệm xã hội của các trường, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường vẫn còn là những vấn đề lớn cần có những quy định cụ thể trong thời gian tới.
Thứ hai, việc triển khai văn bản pháp luật và cụ thể hóa cơ chế, chính
sách QLNN đối với các trường đào tạo nghề thiếu sâu sát và chưa đồng nhất. Chương trình, kế hoạch phát triển ĐTN chung chung, chưa đáp ứng yêu cầu của địa phương; kế hoạch được phê duyệt nhưng khâu triển khai, tổ chức thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao; công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến
66
pháp luật về đào tạo nghề đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao.
Thứ ba, về tổ chức và kiện toàn bộ máy QLNN đối với hoạt động đào
tạo nghề chưa tinh gọn đầu mối, thiếu hợp lý, chưa đồng bộ và chưa thông suốt.Công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề còn lỏng lẻo, thiếu tính khả thi. Hiệu quả bộ máy QLNN vẫn còn hạn chế.
Thứ tư, việc phân bổ ngân sách cho hoạt động ĐTN dựa trên cơ sở nguồn
thu ngân sách, qui mô tuyển sinh ‘‘đầu vào’’, không dựa trên chất lượng, hiệu quả đào tạo ‘‘đầu ra’’; Phân bổ nguồn lực tài chính dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; không ưu tiên phân bổ tập trung hoàn thiện theo nghề trọng điểm, ngành trọng điểm,...
Thứ năm, về cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý và nhà
giáo đào tạo nghề vẫn còn một số bất cập, chưa khuyến khích, thu hút những người có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề giỏi, có kinh nghiệm sản xuất vào làm việc, chưa có chính sách đãi ngộ nhằm tạo ra sự gắn bó, tâm huyết với công việc (tiền lương thấp, chưa tương xứng với yêu cầu chuẩn nhà giáo đào tạo nghề, chưa có chức danh nghề nghiệp riêng cho nhà giáo ĐTN…); đội ngũ cán bộ quản lý ở nhiều trường còn kiêm nhiệm, thiếu chuyên nghiệp và kinh nghiệm quản lý; chưa có chính sách đủ mạnh để khuyến khích và huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo ĐTN,…
Thứ sáu, công tác xã hội hóa ĐTN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa
tạo sức thu hút mạnh mẽ đối với doanh nghiệp,chưa có cơ chế huy động, sử dụng nguồn đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động ĐTN, nên khi có cơ hội được tài trợ, cho, tặng thì một số trường đào tạo nghề không dám tiếp nhận. Mặt khác, người tự nguyện muốn đóng góp, tham gia công tác ĐTN thì chưa có được thông tin đầy đủ; trình tự, thủ tục chưa rõ, chưa thực sự thuận lợi. Bên cạnh đó; huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực xã hội chưa tạo bước đột phá mạnh; nguồn vốn đầu tư thu
67
hút được chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của tỉnh, thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực đào tạo nghề còn hạn chế; việc sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm.
Thứ bảy, hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp: Dù đã
đạt được một số kết quả nhất định nhưng quan hệ hợp tác doanh nghiệp với trường đào tạo nghề chưa thật sự hiệu quả, còn có những hạn chế, đó là:
- Huy động nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề được thực hiện thông qua việc khuyến khích là chủ yếu. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư tham gia vào hoạt động đào tạo nghề còn hạn chế; doanh nghiệp chỉ đào tạo lại theo nhu cầu doanh nghiệp và chưa đặt hàng đào tạo ở các trường đào tạo nghề.
- Việc tham gia của các doanh nghiệp vào các hoạt động đào tạo cả ở tầm chính sách và đào tạo trực tiếp chưa có tính ràng buộc rõ ràng do chưa có cơ chế, chính sách cụ thể.
- Cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của doanh nghiệp; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Chương trình, giáo trình đào tạo được đổi mới nhưng chưa kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ; HSSV được đào tạo hệ thống kỹ năng cơ bản theo chuyên ngành nhưng thiếu sự sáng tạo, linh hoạt theo đặc thù của doanh nghiệp, kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế.
- Việc huy động đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giỏi của doanh nghiệp tham gia đào tạo, thỉnh giảng, kiểm tra, đánh giá chất lượng chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục.
Tám là, hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với trường đào tạo nghề chưa
68
cao hiệu quả quản lý. Việc phát hiện và xử lý các sai phạm trong các trường đào tạo nghề, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo còn chậm, chưa chặt chẽ, thiếu quyết liệt. Thông tin về các sai phạm còn chưa được công khai, minh bạch, còn mang tính hình thức.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn
Việc chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế là điều rất có ý nghĩa và quan trọng, bởi chỉ khi biết được nguyên nhân chúng ta mới có cơ sở để khắc phục những hạn chế, qua đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thể kể ra như sau:
Thứ nhất, việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản chưa bám sát thực
tiễn, chưa cụ thể hóa kịp thời và đầy đủ trong việc hoạch định một số chính sách để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hoạt động ĐTN trên địa bàn tỉnh; cũng như hệ thống văn bản còn nhiều hạn chế, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Bên cạnh đó, hiệu quả công tác thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề đã được quan tâm và chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao vì kinh phí dành cho công tác tuyên truyền vẫn còn hạn chế.
Thứ hai, nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và
trường đào tạo nghề còn hạn chế, chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; công tác QLNN đối với trường đào tạo nghề chưa chặt chẽ, thiếu sâu sát; năng lực của cán bộ làm công tác quản lý hoạt động ĐTN còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ĐTN trong bối cảnh mới; phân cấp quản lý ĐTN của các đơn vị còn chưa rõ ràng dẫn đến còn chống chéo, phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong hoạt động ĐTN còn nhiều bất cập.
Thứ ba, hệ thống trường đào tạo nghề chưa hợp lý về phân bố ngành
nghề, trình độ đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương; việc sáp nhập các trường đào tạo nghề còn mang tính hành chính, cơ học, chưa bảo đảm
69
tính khoa học và phù hợp thực tiễn, chưa có cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt động của các trường sau sắp xếp, sáp nhập; công tác dự báo phát triển ĐTN chưa đáp ứng được yêu cầu tạo nên cơ chế phân bổ, đầu tư nguồn vốn mang tính bình quân và phân bổ NSNN còn dàn trải nên hiệu quả sử dụng NSNN chưa cao.
Thứ tư, việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách có liên quan đến
công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực còn gặp khó khăn do không đủ nguồn lực; yếu kém từ khâu dự báo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo đến tổ chức thực hiện; đổi mới tư duy về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực theo nguyên tắc thị trường còn chậm; chưa có những chính sách đủ mạnh như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương và môi trường làm việc để thu hút đội ngũ cán bộ và nhà giáo cũng như việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và xã hội về vai trò quan trọng của hoạt động ĐTN còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên và đầy đủ.
Thứ năm: Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế
là do một số nguyên nhân sau:
- Một số cơ chế, chính sách thu hút và khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động ĐTN đã ban hành (thuế, tín dụng ưu đãi, học phí...) nhưng chưa phát huy hiệu quả, chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp ổn định và phát triển. Các văn bản dưới Luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động ĐTN còn thiếu, không ràng buộc được các doanh nghiệp có trách nhiệm.
- Nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp về lĩnh vực ĐTN chưa đầy đủ. Các doanh nghiệp chưa ý thức được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp phải trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.
- Nhà trường và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung về thông tin, dự báo nhu cầu về lao động của doanh nghiệp; một số doanh nghiệp chưa quan
70
tâm đến việc nâng cao tay nghề cho công nhân đang làm việc và quyền lợi của người lao động sau khi nâng cao trình độ, tay nghề.
Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các trường
đào tạo nghề đã được tăng cường nhưng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân đó là: lực lượng thanh, kiểm tra về lĩnh vực ĐTN thiếu về số lượng; chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh, kiểm tra còn hạn chế. Bên cạnh đó, các trường đào tạo nghề hầu như chưa thành lập đơn vị chuyên môn về thanh tra hoạt động ĐTN; công tác tự thanh tra, kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức, chưa quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm.
Thứ bảy, công tác huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực và xã hội
hóa hoạt động ĐTN còn tiến triển chậm và hiệu quả chưa cao; một phần do thiếu cơ chế và chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức tham gia công tác đào tạo nghề; mặt khác, do nguồn NSNN eo hẹp nên phân bổ dàn trải “ cầm chừng” dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề hiệu quả thấp.
Tiểu kết Chương 2
Chương 2 của luận văn nêu những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Thực trạng các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Thực trạng QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Qua đó luận văn cũng làm rõ được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 3.
71
Chương 3:
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG
ĐÀO TẠO NGHỀ TỈNH ĐẮK LẮK