Số lượng lợn nái được phân công chăm sóc, nuôi dưỡng:

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THIÊN THUẬN TƯỜNG, CẨM PHẢ, QUẢNG NINH (Trang 59 - 62)

- Trong quá trình thực tập, em được phân công trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái đẻ và đàn lợn con theo mẹ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian thực tập tại trại.

Tháng Nái đẻ, nuôi con Số con đẻ ra

(con)

Số con cai sữa (con)

4 96 1052 1039

5 116 1256 1241

Tổng 212 2308 2280

Kết quả bảng 4.2. cho ta thấy số lợn nái đẻ, nuôi con và số lợn con đẻ ra, em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian thực tập là 212 con nái đẻ, 2308 lợn con sinh ra và sống đến cai sữa là 2280 con đạt tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 98,7%. Ta thấy số con đẻ ra/lứa luôn duy trì ổn định đó là do sự chăm sóc, nuôi dưỡng khá tốt từ phắa trại trong quá trình chăn nuôi nên số con đẻ trung bình của tháng luôn duy trì, ổn định. Số con còn sống đến cai sữa phụ thuộc vào tỷ lệ lợn con chết hàng tháng. Lợn con chết hàng tháng có nhiều nguyên nhân được chia làm 2 loại: chết khi sinh và chết theo mẹ. Chết khi sinh lại bao gồm: chết ngạt, chết khô, chết tật, hầu hết chết khi sinh đều là do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng nái chửa tại chuồng bầu gặp vấn đề mà dẫn đến lợn con chết ngay khi vừa mới sinh ra. Cách khắc phục tỷ lệ chết khi sinh này là thực hiện tốt, đúng kỹ thuật công tác phối giống, chăm sóc, nuôi dưỡng nái chửa đúng kỹ thuật.

Còn chết theo mẹ bao gồm: chết đè, chết bệnh và chết loại. Trong đó chết đè là do người đứng chuồng không cẩn thận trong lúc chăm sóc nái đẻ, chỉ cần người chăm sóc cẩn thận hơn trong lúc nuôi dưỡng thì tỷ lệ lợn chết đè sẽ giảm xuống. Chết bệnh bao gồm các bệnh ở lợn con là: Hội chứng tiêu chảy, viêm khớp, những bệnh này cần được theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời, chữa trị chắnh xác là sẽ đem lại hiệu quả cao. Còn chết loại là những con không đạt về yêu cầu di truyền, thể vóc không đạt để làm giống sẽ bị loại.

Chăm sóc lợn nái trước khi đẻ:

Trước khi lợn nái đẻ cần đảm bảo một số điều kiện sau:

Trước khi đưa lợn nái vào chuồng đẻ người chăn nuôi cần vệ sinh sạch sẽ và khử trùng toàn bộ nền chuồng, ô chuồng, sàn chuồng, thành chuồng lợn nái bằng dung dịch sát trùng Farm fluid S và nên để trống chuồng tối thiểu khoảng 7 ngày trước khi chuyển lợn nái vào nuôi.

Khoảng 5 - 7 ngày trước khi lợn đẻ cần tắm rửa lợn nái sạch sẽ, lau sạch bầu vú và âm hộ nhằm tránh nguy cơ lợn con sơ sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với lợn mẹ rồi chuyển vào chuồng đẻ; kết hợp hàng ngày xoa bóp bầu vú cho lợn nái và bắt đầu chuyển dần cho lợn nái ăn thức ăn dành cho lợn nái nuôi con nhằm giúp lợn nái quen với thức ăn mới.

Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.

Quy trình chăm sóc nái đẻ

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 3 - 5 ngày. Trước khi chuyển lợn chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng.

Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn 3 kg/ngày, chia làm ba bữa sáng trưa chiều.

Lợn nái chửa trước dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/ngày.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5 kg/con/ngày chia ra làm 3 bữa sáng, trưa, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con ngày.

Chăm sóc lợn mẹ sau khi đẻ:

- Dùng nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tắm 0,1% lau rửa mép âm hộ, rửa bầu vú trước khi cho lợn con bú.

- Sau khi đẻ lợn mẹ sẽ được tiêm oxytoxin + kháng sinh để kháng viêm đồng thời kắch thắch đẩy nhau thai ra ngoài và tiết sữa.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe lợn mẹ sau khi đẻ, màu sắc, lượng và mùi dịch hậu sản, kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ ngày 2 lần (sáng, chiều) liên tục trong 3 ngày.

- Thường xuyên quan sát theo dõi đàn lợn, tránh hiện tượng lợn mẹ đè chết lợn con.

- Khẩu phần ăn của lợn mẹ sẽ được tăng dần để phục hồi cơ thể mẹ sau khi sinh và nuôi lợn con. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của Công ty TNHH Cargill.

- Cho lợn nái ăn 4-5 bữa/ngày sẽ giúp lợn ăn được nhiều hơn và tiêu hoá tốt hơn. Mùa hè nên cho ăn nhiều vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát.

- Có máng ăn, máng uống riêng và cung cấp nước sạch cho lợn mẹ uống tự do.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THIÊN THUẬN TƯỜNG, CẨM PHẢ, QUẢNG NINH (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)