Biện pháp bảo vệ đàn lợn bằng vắc xin

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THIÊN THUẬN TƯỜNG, CẨM PHẢ, QUẢNG NINH (Trang 64 - 65)

Việc phòng bệnh chủ động bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù trại nái ngoại chuyên sản xuất con giống nên trại có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chắnh vì vậy việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chắnh xác là rất quan trọng. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn con được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại Thời điểm phòng (ngày tuổi) Bệnh được phòng Số con tiêm (con) Số con an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) 7 Suyễn Glasser lần 1 2308 2308 100 14 Tai xanh 2301 2301 100 21 Suyễn Glasser lần 2 2297 2297 100 28 Hội chứng còi cọc 2285 2285 100

Từ kết quả bảng 4.5. cho thấy: Trong quá trình thực tập, em đã trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin cho 100% số lợn con được kỹ thuật giao. Lợn con 7 ngày tuổi được phòng bệnh suyễn kết hợp với bệnh viêm đa xoang lần 1, kết quả em đã tiêm vắc xin cho 2308 con (100% an toàn), lợn con 14 ngày tuổi được tiêm phòng tai xanh, kết quả em đã tiêm vắc xin cho 2301 con (100% an toàn), lợn 21 ngày tuổi sẽ tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh Suyễn và viêm đa xoang và em đã thực hiện tiêm vắc xin cho 2297 con (100% an toàn), lợn con 28 ngày tuổi tiêm vắc xin hội chứng còi cọc Circo cho 2285 con (100% an toàn).

Ngoài những kiến thức đã học qua đây em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin như việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường,đúng vị trắ,đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tắnh của vắc xin. Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay và tiêm vắc xin vào buổi sáng hoặc chiều mất, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ, sau khi tiêm xong cần phun khử trùng toàn chuồng để tiêu diệt mầm bệnh mà vắc xin có thể rơi vãi ra chuồng.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ NUÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THIÊN THUẬN TƯỜNG, CẨM PHẢ, QUẢNG NINH (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)