Sự cần thiết phải thực hiện chính sách giảm nghèo

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 30 - 36)

1.2.1.Vai trò của chính sách giảm nghèo

Chính sách giảm nghèo là bộ phận quan trọng trong phát triển KTXH, góp phần khắc phục hậu quả của việc phân hóa giàu nghèo, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, ổn định xã hội. Chính sách giảm nghèo có bốn vai trò sau:

Trƣớc hết, chính sách giảm nghèo góp phần tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời nghèo tăng thu nhập. Để GNBV phải khuyến khích làm giàu, tạo điều kiện cho mọi ngƣời có khả năng đều tích cực đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh, làm giàu chân chính thì cần phải có những chính sách thiết thực phù hợp. Có nhƣ vậy, hộ nghèo mới tự giác chủ động làm ăn từ việc đƣợc hỗ trợ công cụ sản xuất định hƣớng đi theo mục tiêu đã đề ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo. Chuyển từ lao động nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, các ngành nghề dịch vụ đem lại thu nhập khá ổn định để hạn chế tình trạng thất nghiệp, hoặc tình trạng năng suất lao động thấp ảnh kéo theo thu nhập bình quân của ngƣời nghèo thấp.

Hai là, thực hiện chính sách giảm nghèo giúp tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với ngƣời nghèo, vì bản thân họ là ngƣời chịu thua thiệt trong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh, do thiếu cơ sở hạ tầng và nguồn vốn mồi, xa trung tâm kinh tế nên giá thành cao. Đồng thời, ngƣời nghèo còn ít kinh nghiệm làm ăn, thiếu hiểu biết, tay nghề thấp, thƣờng xuyên đau ốm, chây lƣời lao động,

sản phẩm thô sụt giảm tính cạnh tranh trên thị trƣờng.Vì vậy, nguy cơ bị bỏ lại phía sau của họ so với xã hội ngày càng trầm trọng hơn. Để giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo cần áp dụng chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, hạ tầng cho vùng nghèo là việc làm cần thiết.

Ba là, chính sách giảm nghèo có vai trò tạo điều kiện cũng nhƣ cơ hội cần thiết để cho ngƣời nghèo, hộ nghèo có điều kiện phát triển KTXH, hạn chế những nguy cơ tệ nạn nảy sinh do đói nghèo gây ra, từng bƣớc cải thiện (đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản), tiến tới nâng cao điều kiện sống cho hộ nghèo, góp phần giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo, cũng nhƣ thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền, các dân tộc, nhóm dân cƣ.

Bốn là, chính sách giảm nghèo có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. Vì nghèo đói là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tệ nạn xã hội, và ngƣợc lại, hệ lụy của tệ nạn xã hội là nghèo đói, nên muốn thực hiện tốt công tác giảm nghèo trƣớc hết phải giảm bớt tệ nạn xã hội. Chính sách giảm nghèo có hiệu quả là điều kiện tiên quyết góp phần giảm nghèo, an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Không một biện pháp hữu hiệu nào để đảm bảo ổn định chính trị, và trật tự an toàn xã hội bằng việc thực hiện chính sách giảm nghèo.

1.2.2. Ý nghĩa của thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Chƣơng trình giảm nghèo luôn đƣợc coi là chƣơng trình trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển KTXH của tỉnh, nhũng năm qua tuy điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nhƣng tỉnh luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo, với các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hƣớng tới ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo, ngƣời có mứ sống trung bình, các đối tƣợng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tiến tới giảm nghèo và giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS. Từ thực tiễn, giảm nghèo và tăng trƣởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là, tăng trƣởng kinh tế tạo tiền đề cơ sở và điều kiện vật

chất để giảm nghèo. Đồng thời, giảm nghèo cũng là nhân tố tiên quyết đảm bảo cho sự tăng trƣởng kinh tế ổn định bền vững.

Từ xƣa đến nay, tăng trƣởng kinh tế đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, đó là: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi nhuận, năng suất lao động. Ngoài ra, giảm nghèo cũng chịu tác động của quy luật phân hóa giàu – nghèo, vấn đề phân phối và thu nhập, vấn đề lao động và việc làm, các chính sách xã hội. Trong quá trình vận động các yếu tố, các quy luật tác động theo nhiều hƣớng lên tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo. Giảm nghèo còn là yêu cầu cần thiết để đảm bảo ổn định CTXH. Hiện nay, Việt Nam có trên 5% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn, trong đó hộ nghèo DTTS và những hộ thuộc diện chính sách phải ƣu tiên chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn, một số vấn đề CTXH ở khu vực Tây Nguyên, vùng ĐBKK còn diễn biến phức tạp. Tình trạng truyền đạo bất hợp pháp và nạn mê tín gia tăng, nếu gắn với nghèo đói thƣờng xuyên sẽ có nguy cơ tạo nên sự mất ổn định về chính trị. Chính vì lẽ đó, giảm nghèo ở nƣớc ta không đơn thuần là một chƣơng trình kinh tế mà còn là chƣơng trình mang ý nghĩa ổn định CTXH, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ.

Ở khía cạnh khác, nghèo đói về kinh tế gây ảnh hƣởng đến các mặt xã hội, đó là: tệ nạn xã hội phát sinh, tuổi thọ giảm, tỷ lệ suy dinh dƣỡng, tỷ lệ mù chữ tăng, tỷ lệ bạo lực gia đình tăng,…. đòi hỏi Nhà nƣớc phải có chính sách phù hợp để

khắc phục mới đảm bảo tăng trƣởng kinh tế, ổn định chính trị.

1.2.3. Đối tượng của chính sách giảm nghèo

Chính sách giảm nghèo là một trong những chính sách hƣớng vào phát triển con ngƣời, nhất là nhóm ngƣời nghèo, tạo tiền đề cho họ tham gia vào việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, ổn định xã hội. Chính sách giảm nghèo ở nƣớc ta dành cho 5 đối tƣợng: ngƣời nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng nghèo, xã nghèo, nông dân và đồng bào các DTTS thuộc diện nghèo và cận nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, các đối tƣợng chính sách và yếu thế trong xã hội.

1.2.4. Nội dung của chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hầu nhƣ chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS đƣợc thực hiện đồng thời với chính sách giảm nghèo chung. Nội dung chính sách tác động đến mọi mặt đời sống xã hội của đối tƣợng nghèo nhƣ điều kiện lao động, sinh hoạt, các dịch vụ xã hội cơ bản, văn hóa, đạo đức, chính trị, KTXH của đối tƣợng nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo, xã nghèo. Đồng thời, giai đoạn trƣớc với chính sách đối với đồng bào DTTS cũng đã triển khai nhƣ: Chƣơng trình 134, 135…Chính phủ ban hành Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với 61 huyện nghèo, ngày 15/09/2015 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể “chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”. Trên cơ sở định hƣớng của Đảng về giảm nghèo, Chính phủ kịp thời ban hành các chính sách, chƣơng trình, dự án giảm nghèo để thực hiện cho phạm vi cả nƣớc. Chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS đang thực thi triển khai, đó là:

Một là, chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo: Trong giai đoạn 2016 đến 2020 chính sách tín dụng hộ nghèo đƣợc chú trọng, đƣợc sử dụng để thực hiện chủ trƣơng GNBV của Đảng và Nhà nƣớc. Tạo điều kiện cho ngƣời nghèo và đồng bào DTTS tiếp cận nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc nhằm vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi xuất thấp, để phát triển sản xuất kinh doanh mà không phải thế chấp ngân hàng. Chính sách tín dụng ƣu đãi đƣợc thể hiện qua văn bản: Quyết định 1250/2018/QĐ-TTg ngày 19/9/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về điều chỉnh mức vay tín dụng tối đa thực hiện chiến lƣợc về cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng; Thể hiện sự quan tâm đặc biệt, Quyết định số 12/2019/QĐ-HĐQT ngày 22/02/2019 của hội đồng quản trị NHCSXH về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh.

Hai là, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Thực hiện chính sách này, tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo. Hỗ trợ từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh 25 triệu

đồng/hộ và vốn vay từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh 25 triệu đồng/hộ cho mỗi hộ nghèo và đồng bào DTTS (chƣa có nhà hoặc nhà ở tạm bợ dột nát) với lãi xuất 3%/năm, để ngƣời nghèo xây nhà tạo chỗ ở, ổn định, an toàn (bảo đảm chất lƣợng theo quy định 03 cứng: nền cứng, khung cứng, mái cứng và có diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên). Khuyến khích huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa nguồn vốn vay ƣu đãi, nguồn ngân sách địa phƣơng, nguồn huy động của các tổ chức, cá nhân và nhân dân cùng làm. Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc: “Hộ gia đình tự làm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ”.

Ba là, chính sách hỗ trợ Y tế cho người nghèo: Y tế là chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chính sách này thực hiện theo Quyết định 583/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm Y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và năm 2020, Quyết định 705/QĐ- TTg ngày 08/5/2013 của Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng thẻ bảo hiểm Y tế cho một số đối tƣợng ngƣời thuộc hộ cận nghèo. Điểm ƣu việt của chính sách là quy định mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nƣớc để đƣợc hỗ trợ, trong đó hộ nghèo đƣợc hỗ trợ 100% tiền mua thẻ BHYT, hộ cận nghèo đƣợc hỗ trợ 70% kinh phí. Giúp ngƣời nghèo đƣợc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe định kỳ và khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nƣớc từ TW đến địa phƣơng.

Bốn là, chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo: Trong giai đoạn này đƣợc thực hiện theo Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Chính sách này, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em nghèo tiếp cận dịch vụ giáo dục, giảm thiểu sự chênh lệch về môi trƣờng học tập và sinh hoạt trong các nhà trƣờng, học sinh nghèo đƣợc miễn học phí, cấp học bổng với học sinh giỏi, tặng học phẩm, hỗ trợ cơm trƣa cho học sinh học cả ngày,…đầu tƣ kinh phí xây dựng trƣờng, lớp và nhà bán trú cho học sinh dân tộc,

học sinh nghèo, nhà công vụ cho giáo viên các trƣờng ở vùng khó khăn. Đồng thời, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, đã đƣợc các cấp xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo các ngành nghề: Kỹ thuật trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Sữa chữa máy nổ, May công nghiệp,…bƣớc đầu phát huy hiệu quả, học viên tìm đƣợc việc làm phù hợp.

Năm là, chính sách hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt: Đƣợc thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, buôn ĐBKK. Chính sách này đã giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống sản xuất từng bƣớc cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho những hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS, vùng ĐBKK, đảm bảo cho hộ nghèo đồng bào DTTS có đất để sản xuất nông nghiệp để họ vƣơn lên sản xuất tạo ra cuả cải vật chất phục vụ cơ bản cho gia đình họ thoát nghèo bền vững. Đồng thời, xây dựng bể chứa nƣớc, đào giếng đã tạo nguồn nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ đồng bào DTTS khó khăn về nguồn nƣớc sinh hoạt.

Sáu là, chính sách hỗ trợ, trợ giúp pháp lý đối với người nghèo: là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho ngƣời nghèo, ngƣời có công với cách mạng, ngƣời đồng bào DTTS, trẻ em, ngƣời khuyết tật và đối tƣợng khác. Tạo điều kiện cho họ nắm đƣợc những kiến thức phổ thông về pháp luật để nhận thức đƣợc đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong gia đình và xã hội, phát huy vai trò của mình trong đời sống KTXH thông qua việc: tham gia tố tụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự, hôn nhân và gia đình, đại diện ngƣời tố tụng, tƣ vấn pháp luật tại trụ sở, tƣ vấn pháp luật tiền tố tụng. Đây là một trong những chính sách đƣợc triển khai trong các Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện nghèo theo tinh thần Nghị Quyết số 30a/2008/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Đồng thời, Quốc hội ban hành luật trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006, cũng nhƣ Quyết định số 52/2010/QĐ-CP ngày18/8/2010 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý, nhằm

nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho ngƣời nghèo, đồng bào DTTS tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020, Quyết định 678/QĐ-TTg Chiến lƣợc phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030.

Bảy là, chính sách định canh định cư phát triển ngành nghề: tiếp tục phân bổ dân cƣ hỗ trợ di dân, thực hiện định canh định cƣ cho đồng bào DTTS ở nhiều lĩnh vực nhƣ: phát triển sản xuất, giao thông, điện, nƣớc sinh hoạt, giáo dục, văn hóa, Y tế, sắp xếp ổn định dân cƣ theo hƣớng quy hoạch mới đã góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập và dân trí cho đồng bào DTTS.

Tám là, chính sách tư vấn dịch vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật: giúp cho ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc với khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, chính sách khuyến nông - lâm - ngƣ, xây dựng chuyển giao mô hình phát triển nông nghiệp nâng cao hiệu quả canh tác, góp phần tăng thu nhập trên diện tích sản xuất do chú trọng đầu tƣ năng suất và chất lƣợng.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 30 - 36)