Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 107 - 140)

3.3.1. Đối với Trung ương

Để đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS bền vững, đề nghị các Bộ, ngành Trung ƣơng nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính sách thực hiện công tác dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số miền núi mang tính ổn định trong thời gian dài, tác động trực tiếp đến mục tiêu giảm nghèo. Đồng thời, hạn chế những chính sách ngắn hạn, nhỏ lẻ, làm cho nguồn lực phân tán, hiệu quả giảm nghèo thấp, ít thu hút đƣợc sự tham gai của ngƣời dân vào thực hiện chính sách. Đặc biệt, cần tăng nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo đồng bào dân tộc miền núi có điều kiện tổ chức sản xuất, vƣơn lên thoát nghèo.

Xem xét bổ sung một số chính sách đối với các hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình ở vùng dân tộc miền núi, vùng đặc biệt khó khăn

nhất là chính sách phát triển sản xuất, , hỗ trợ xóa nhà ở tạm, đất ở, đất sản xuất và nƣớc sinh hoạt, giáo dục đào tạo, y tế và các chính sách an sinh xã hội khác, nhằm tạo điều kiện để các hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình ở vùng dân tộc miền núi thoát nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Vùng miền núi dân tộc là khu vực còn nhiều tiềm năng nhƣng cũng còn nhiều khó khăn, Trung ƣơng cần quan tâm có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tần suất đầu tƣ và tạo thuận lợi cho việc thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động tại địa phƣơng là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số nghèo,...

Nghiên cứu tăng định mức hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhƣ: chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn, chính sách hỗ trợ vay vốn đối với hộ nghèo đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn,...

Chính sách GNBV khác với chính sách bảo trợ xã hội, nghĩa là không phải cho ngƣời nghèo “xâu cá” mà nên cho ngƣời nghèo “cần câu”, nghiên cứu nghiêm túc, cách đi thực tế đối với GNBV, không phải là áp đặt từ trên xuống dƣới mà phải từ thực tiễn, trả lời câu hỏi “Giảm nghèo cho ai? Do ai làm? Ai hưởng lợi?” Phải “đưa cuộc sống đi vào chính sách

3.3.1. Đối với địa phương

Tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu, giải pháp thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh vào chƣơng trình phát triển KTXH của địa phƣơng, nghị quyết chuyên đề của HĐND - UBND.

Trƣớc khi triển khai thực hiện chính sách, cần tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền về chủ trƣơng chính sách, các quy định của nhà nƣớc có liên quan đến cán bộ và nhân dân phù hợp với điều kiện địa lý, văn hóa, ngôn ngữ và năng lực của từng vùng, từ đó tạo sự đồng thuận giữa các cấp, các ngành và ngƣời dân.

Đảng bộ, chính quyền các cấp cần xác định công tác thực hiện chính sách giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị hàng đầu đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục. Quá trình thực hiện phải lấy lợi ích của ngƣời dân là lợi ích cao nhất, từ đó tăng cƣờng chỉ đạo, tập trung công sức, trí tuệ để triển khai, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của chính sách tại địa phƣơng.

Đối với mỗi ngành, mỗi cấp, cần có cơ chế quản lý một cách hệ thống, tăng cƣờng mối liên hệ chặt chẽ giữa các cấp các ngành với nhau trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự liên kết, phối hợp, chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm.

Cần quan tâm đến công tác dự báo, lập kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện qua các cuộc họp sơ kết, tổng kết, hội thảo rút kinh nghiệm theo từng chuyên đề, từ đó kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc của địa phƣơng, cơ sở và của từng đơn vị thực hiện.

Đẩy mạnh đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực vùng dân tộc miền núi. Tăng cƣờng các chính sách đặc thù để thu hút đội ngũ tri thức trẻ công tác tại xã đặc biệt khó khăn. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác dân tộc ở các cấp, có quy hoạch sử dụng cán bộ trẻ ngƣời đồng bào DTTS, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Phƣơng châm, mỗi cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo trong giải quyết công việc, dù việc nhỏ hay lớn cũng phải chú tâm, hết sức hết lòng, lấy dân làm trọng. Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát liên ngành tại các huyện, các xã đặc biệt khó khăn.

Giảm bớt thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc thụ hƣởng lợi ích của chính sách một cách nhanh chóng và thuận tiện, tránh những thủ tục phức tạp không cần thiết gây nên khó khăn đối với cả những ngƣời thực hiện chính sách và đối tƣợng thụ hƣởng.

Để đảm bảo đủ kinh phí cho công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và hiệu quả cho những năm tới đây, các cơ quan quản lý các cấp cần chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai vận động các nguồn hỗ trợ khác nhau trong tỉnh.

3.3.2. Đối với các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở các cấp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong thực hiện chính sách giảm nghèo trên cơ sở phối hợp với chính quyền cùng cấp. Việc tham gia vào quá trình thực hiện chính sách của các tổ chức CTXH cần phải đƣợc thực hiện trong tất cả các bƣớc của quy trình thực hiện chính sách bao gồm: phối hợp để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, phối hợp trong phổ biến, tuyên truyền chính sách, phối hợp trong phân công thực hiện chính sách, phối hợp trong theo dõi kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Các tổ chức CTXH góp phần quan trọng trong xây dựng mối đoàn kết chia sẻ giữa ngƣời khá với ngƣời khó khăn trên tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no” với nhiều hoạt động quyên góp trao tặng, dần dần ngƣời dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tin tƣởng và ủng hộ kinh phí đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, các tổ chức CTXH cần phải tăng cƣờng tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của bà con nhân dân hộ nghèo để việc giúp đỡ thật sự hiệu quả, sát thực, tránh trƣờng hợp cái cần không tặng, tặng cái không cần.

Trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo, các cấp chính quyền phải cùng với các tổ chức CTXH ở cấp mình thƣờng xuyên tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Kiểm tra thƣờng xuyên giúp cho chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội nắm bắt đƣợc tình hình thực hiện, từ đó đánh giá đƣợc khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Các tổ chức CTXH phải luôn phát huy tinh thần tiên phong, trên nền cái cũ hữu ích để tìm tòi sáng tạo nên cái mới thiết thực giúp đỡ đƣợc nhiều hộ nghèo, quan trọng là làm hết sức hết mình với mỗi nhiệm vụ đƣợc giao, tiếp tục đa dạng phƣơng pháp tuyên truyền để nâng cao hiểu biết trong nhân dân, đảm bảo giảm nghèo mang tính bền vững lâu dài.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách GNBV, căn cứ vào thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Theo tác giả, những yếu tố ảnh hƣởng mang tính đặc thù của tỉnh nhƣ đã đƣợc phân tích thì kết quả thực hiện chính sách GNBV ở tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua tuy có hạn chế nhƣng đạt đƣợc kết quả rất đáng khích lệ. Trên cơ sở đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với những quan điểm trong thực hiện chính sách GNBV, luận văn đã xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan nhằm giúp cho công tác tổ chức thực hiện tốt chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Với mục tiêu thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, luận văn đã nghiên cứu xây dựng hệ thống các giải pháp dựa trên cơ sở lý luận và tính thực tiễn nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Với hai nhóm giải pháp (giải pháp chung và giải pháp cụ thể) đã tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, vừa phù hợp với các bƣớc trong quá trình tổ chức thực hiện, vừa phù hợp với tính đặc thù về điều kiện thực tiễn của tỉnh trên cơ sở hƣớng đến kết quả đầu ra của quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo.

Với đề tài nghiên cứu, tác giả luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền từ tỉnh đến cơ sở và các tổ chức CTXH về những cơ chế chính sách nhƣ: ƣu tiên các chính sách đối với những địa bàn khó khăn nhất, ƣu tiên ngƣời nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, xã, thôn, buôn, bon ĐBKK ở tỉnh Đắk Nông, bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc, phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức chính trị xã hội.

KẾT LUẬN

Từ khi thành lập tỉnh đến nay, Đắk Nông đã và đang chú trọng công tác giảm nghèo, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp, các ngành và toàn xã hội phải quan tâm. Bằng việc tổng hợp các nguồn lực trong xã hội thông qua các chính sách, dự án về: tín dụng, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt, y tế, giáo dục; dự án hƣớng dẫn cách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm; dạy nghề, dự án nâng cao năng lực và nhận thức cho cán bộ và đặc biệt là hoạt động giám sát đánh giá các chƣơng trình dự án đã làm cho hiệu quả của chƣơng trình giảm nghèo bƣớc đầu đạt kết quả tốt. Kết quả đạt đƣợc là do chính quyền và các đoàn thể đã quan tâm đến ngƣời nghèo bằng những việc làm thiết thực. Sự phối hợp của các đoàn thể với các cấp chính quyền trong việc đƣa chủ trƣơng, Nghị quyết xóa đói giảm nghèo của Đảng đến với ngƣời dân là mang tính quyết định vô cùng quan trọng. Vì trong thực tế không phải bao giờ chính sách của nhà nƣớc cũng đƣợc thực hiện một cách triệt để, không phải chính sách nào cũng có hiệu quả cao. Việc chính sách đó có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng của các nhà tổ chức, quản lý triển khai đến đâu.

Đánh giá hiệu quả giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói chung, tác giả nhận thấy con đƣờng thoát nghèo của Đắk Nông vẫn còn không ít khó khăn. Trong đó khó khăn cơ bản chính là việc nâng cao trình độ, nhận thức để hộ nghèo tự lực vƣơn lên thoát nghèo một cách bền vững. Đồng thời, để nâng cao trình độ dân trí, nhận thức của ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác giảm nghèo bền vững thì giải pháp tuyên truyền, vận động là một trong những giải pháp căn cơ nhất của chính sách nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để tuyên truyền một cách có hiệu quả, vận động đƣợc ngƣời dân hiểu về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững thì công tác cán bộ giảm nghèo cấp cơ sở cũng cần đƣợc quan tâm sử dụng đội ngũ cán bộ có năng lực là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số.

Trƣớc hết là hệ thống các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung phân tích khung lý thuyết về quy trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo. Điều này có ý nghĩa quan trọng làm nền tảng cho việc đánh giá quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2016-2020.

Thứ hai là thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm giảm nghèo một số tỉnh để rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị áp dụng cho tỉnh Đắk Nông trong việc thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba là thông qua kết quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn ngƣời dân, cán bộ quản lý các cấp, kết hợp với các số liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ khâu xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện cho đến khâu kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Đối chiếu kết quả đạt đƣợc và tồn tại hạn chế đó làm tiền đề cho việc xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Thứ tƣ là từ việc khái quát đặc điểm, tiềm năng, thách thức, xu hƣớng giảm nghèo đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để đƣa ra quan điểm, định hƣớng, yêu cầu và giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách giảm nghèo, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở Đắk Nông góp phần xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Kết quả của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện chính sách nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cung cấp các tƣ liệu nghiên cứu chuyên sâu về nghèo đói… để từ đó bổ sung thêm về mặt lý luận trong việc thực hiện và ban hành các chính sách giảm nghèo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Khắc Ánh (2013), Quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính, NXB. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

2. Hoàng Chí Bảo (2009), Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, NXB. Chính trị 3. Ngô Thành Can (2004), Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số thực trạng và giải pháp, Quản lý nhà nước, Học viện hành chính Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Chỉnh (1998), Một số chính sách kinh tế - xã hội đối với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, Đề tài khoa học cấp Bộ 1997-1998, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5. Báo cáo của Tổ chức Liên hợp quốc tại Hội nghị chống đói nghèo khu

Vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, “Báo cáo về nghèo khổ ESCAP (1993)”.

6. Báo cáo của Tổ chức Oxfam Anh tại Việt Nam, “Báo cáo dự án Theo dõi và phân tích chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2014 – 2016”.

7.Chính Phủ (2008), NQ 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008, Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, Hà

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 107 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w