Nhận xét về quy trình kiểm toán quy trình hàng tồn kho tại KPMG

Một phần của tài liệu quy trình kiểm toán quy trình hàng tồn kho tại kpmg minh họa quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty sản xuất abc (Trang 63 - 66)

1.Ưu điểm

Hàng tồn kho là một tài khoản trọng yếu đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, nó chứa nhiều rủi ro liên quan đến nhiều tài khoản, kết cấu tài sản, trong việc tính toán lợi nhuận một yếu tố được người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm nhiều. Do vậy được thực hiện

bởi các KTV giàu kinh nghiệm, am hiểu các thủ tục quy trình hạn chế được sai sót do thiếu năng lực, kinh nghiệm và rủi ro kiểm toán.

Thủ tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện một cách kĩ lưỡng bởi giám đốc kiểm toán, chủ phần hùn những người giàu kinh nghiệm, khả năng phân tích, xử lí thông tin một cách nhanh chóng. Họ có thể nhận ra được những khuyết điểm, yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó hướng công việc kiểm toán tập trung vào phần xảy ra nhiều rủi ro.

Thử nghiệm kiểm soát được hiện đấy đủ thông qua các thủ tục kiểm tra từng bước (walkthrough), quy trình kiểm tra nghiệp vụ mua hàng, có bảng tường thuật về hoạt động mua-nhập-xuất nguyên vật liệu, hàng hóa. Vì vậy KTV có thể đánh giá một cách khách quan, hợp lí về việc liệu có thể giảm bớt khối lượng công việc dựa trên thử nghiệm kiểm soát khi thực hiện thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm cơ bản được tiến hành đấy đủ các thủ tục đảm bảo được tất cả các CSDL liên quan đến hàng tồn kho. Công việc được hỗ trợ bởi phần mềm kiểm toán MUS, KSP trong khi thực hiện các thủ tục để kiểm tra đảm bảo các CSDL liên quan. Trong việc chọn mẫu kiểm tra nghiệp vụ mua hàng, chi phí sản xuất chung (FOH) tăng cường tính khách quan của kết quả kiểm tra, hạn chế rủi ro phát sinh từ xét đoán cá nhân của KTV.

Hơn nữa quy trình kiểm toán hàng tồn kho được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với hoạt động của từng khách hàng. Từ đó tăng hiệu quả công việc hạn chế được những sai sót rủi ro do việc nhận định đánh giá sai vùng rủi ro.

2. Hn chế

Đối với việc chứng kiến kiểm kho thì đối với những hàng đặc biệt (thép, than, vàng…) cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia vì thế vẫn xảy ra sai sót, gian lận. Vì vậy dù được hướng dẫn nhưng hạn chế kinh nghiệm nên không thể đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng một cách đầy đủ và phù hợp, điều này tác động rất lớn vào việc KTV nhận định quy trình kiểm toán hàng tồn kho. Thủ tục kiểm tra giá sản phẩm dở dang, đánh giá việc lập dự phòng cho hàng chậm luân chuyển, hư hỏng và dự phòng giảm giá hàng tồn kho phụ thuôc nhiều vào xét đoán chuyên môn của KTV và đôi khi thông tin giá bán trên thị trường của những mặt hàng cần xác minh còn hạn chế gây khó khăn trong việc cung cấp một cơ sở ước tính phù hợp. Ngoài việc đưa ra ý kiến hàng tồn kho có được trình bày trung thực và hợp lí hay không, kiểm toán viên cần đưa ra được những đánh giá về sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống

41

hàng tồn kho cũng như những góp ý nhằm cải tiến hệ thống hàng tồn kho tại khách hàng. Điều này đòi hỏi kiểm toán viên phải là những người có kinh nghiệm và thực sự dành thời gian tìm hiểu khách hàng và các phần hành liên quan, thậm chí là cần sự phân tích các số liệu của những nhóm ngành liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ĐH Quốc Gia TP HCM – Bộ môn kế toán kiểm toán (2008), Thc hành

kim toán, NXB Đại học Quốc Gia TP HCM, TP HCM

2. KPMG International (2017), Phương pháp luận KPMG (KAM)

3. Bộ Tài Chính, Hthng Chun mc kim toán Vit Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài Chính, Hthng Chun mc kế toán Vit Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu quy trình kiểm toán quy trình hàng tồn kho tại kpmg minh họa quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty sản xuất abc (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w