Tự đánh giá:Đạt Mức 2 Kết luận về tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu báo cáo tự đánh giá trường chuẩn quốc gia (Trang 53 - 61)

5. Tự đánh giá:Đạt mức 2 Kết luận về Tiêu chuẩn

4.2.5. Tự đánh giá:Đạt Mức 2 Kết luận về tiêu chuẩn

Kết luận về tiêu chuẩn 4

*) Điểm mạnh nổi bật

Ban đại diện CMHS các lớp, trường được kiện toàn tổ chức ngay từ đầu năm học, thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng Điều lệ Ban đại diện CMHS đã góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh.

Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy và chính quyền địa phương về kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của trường, do đó đã tranh thủ được sự lãnh đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, tranh thủ được sự quan tâm ủng hộ của địa phương về những chủ trương lớn của nhà trường. Nhờ sự phối hợp này, nhà trường cũng đã nhận được sự ủng hộ tinh thần, vật chất của các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn để góp phần chăm lo cho sự nghiệp trồng người.

*) Điểm yếu cơ bản

Nhà trường nằm ở vùng miền núi đặc biệt khó khăn, chủ yếu làm nông nghiệp, khai thác lâm sản, không có các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh lớn nên huy động các nguồn lực ủng hộ về xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường gặp nhiều khó khăn.

Ban đại diện CMHS hoạt động chưa hiệu quả, công việc chủ yếu tập trung vào một số người. Một số thành viên ban đại diện CMHS của lớp chưa thực sự nhiệt tình trong các hoạt động của lớp.

*) Tổng số tiêu chí đạt, tiêu chí không đạt

Tổng số tiêu chí: 04

Số tiêu chí đạt Mức 2: 03; Số tiêu chí đạt Mức 3: 00;

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục Mở đầu:

Vào đầu mỗi năm học nhà trường xây dựng chương trình giáo dục đúng đủ các môn học và các hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục và phù hợp với điều kiện của địa phương. Các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học của nhà trường được thông qua tại Hội nghị Cán bộ viên chức đầu năm; tập thể CBGVNV tập trung thảo luận, thống nhất các chỉ tiêu, đề ra biện pháp, giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả công tác dạy và học. Nhà trường chỉ đạo các đoàn thể, các tổ chuyên môn thường xuyên rà soát các biện pháp nhằm không ngừng cải tiến các hoạt động dạy học của giáo viên. Nhà trường chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo đủ, đúng chương trình, nội dung giáo dục, kế hoạch dạy học đã xây dựng, hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học

sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện; thực hiện tốt các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương; các hoạt động ngoài giờ lên lớp; thực hiện tốt các nội dung giáo dục địa phương; tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh, tạo cơ hội thuận lợi tốt nhất để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo đáp ứng mục tiêu giáo dục và đạt kết quả giáo dục tốt so với yêu cầu kế hoạch đề ra hằng năm.

Tiêu chí 5.1: Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

Mức 1:

a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định, đảm bảo mục tiêu giáo dục.

b) Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, năng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

c) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả.

Mức 2:

a) Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh.

b) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.

Mức 3:

Hằng năm, rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

a) Chương trình giáo dục nhà trường hàng năm đã được rà soát điều chỉnh, bổ sung và xây dựng lại kế hoạch giáo dục một cách tổng thể và được Phòng GD&ĐT phê duyệt, kế hoạch đảm bảo mục tiêu giáo dục, phù hợp với tình hình thực tế của trường, địa phương và phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh cho phù hợp với thực tế của đơn vị [H1-1.8-05].

Trong các năm học nhà trường đã tổ chức dạy học đúng, đủ chương trình các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (NGLL), ngoại khóa,... theo chương trình đã xây dựng, đảm bảo mục tiêu giáo dục [H1-1.1-06]; [H1-1.4-04]; [H1-1.8-03]; [H5- 5.1 - 02].

b) Giáo viên đã vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, lấy học sinh làm trung tâm đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường [H1-1.4-04]. Giáo viên lên lớp đã bám sát yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức phù

hợp thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyện đề và dự giờ thăm lớp [H1-1.8-03];[H1-1.8-02]. Kế hoạch giáo dục nhà trường được các tổ triển khai thực hiện kịp thời, đúng tiến độ [H1-1.7-04], [H1-1.4-03]; [H1-1.8-01];[H1-1.1-02].

c) Giáo viên bám sát văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT và yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bộ môn, từng bài, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với đối tượng học sinh [H1-1.4-04] tổ chức các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả. Các hình thức kiểm tra được giáo viên nhà trường vận dụng hiệu quả, đa dạng như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút, ngoài ra nội dung, hình thức kiểm tra cũng rất đa dạng có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, giữa trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận [H1-1.8- 05]; [H1-1.1-02]. Hằng năm, nhà trường rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên việc đánh giá chưa được sát thực và chưa đạt hiệu quả cao, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được ổn định, tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều, chuyển biến còn chậm.

Mức 2:

a) Nhà trường đã thực hiện đúng đủ chương trình, kế hoạch giáo dục theo chương trình giáo dục nhà trường; Giáo viên lựa chọn nội dung, thời lượng, phối kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của từng em. Định kì tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên qua sổ đầu bài, sổ báo giảng [H1-1.8- 04];[H1-1.8- 05]; [H1-1.1 -02].

b) Mỗi năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng học sinh giỏi và kế hoạch phụ đạo học học sinh yếu kém. Song song với công tác nâng cao chất lượng đại trà thì công tác bồi dưỡng học sinh mũi nhọn cũng rất được chú trọng. Do đó, trong các năm học nhà trường ổn định chất lượng đại trà và đều có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh [H5-5.1-04]; [H5-5.2-03]

Mức 3:

Sau mỗi học kỳ và cuối năm học chuyên môn nhà trường đều rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh để phát huy những kết quả đạt được và rút kinh nghiệm để khắc phục những tồn tại yếu kém trong chuyên môn. Tuy vậy, hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được ổn định, tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều, chuyển biến còn chậm [H1-1.4-04]; [H1-1.1-02].

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã tổ chức thực hiện dạy học đúng, đủ chương trình các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định và chương trình giáo dục đã xây dựng, đảm bảo mục tiêu giáo dục.

Giáo viên nhà trường đã chủ động tìm hiểu, học hỏi và vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, năng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

và hiệu quả.

Mỗi năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng học sinh giỏi và kế hoạch phụ đạo học học sinh yếu kém.

3. Điểm yếu

Hằng năm, nhà trường rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên việc đánh giá chưa được sát thực và chưa đạt hiệu quả cao, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được ổn định, tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều, chuyển biến còn chậm

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Các năm học tiếp theo nhà trường cần xây dựng các kế hoạch với các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện sát đúng hơn với điều kiện thực tế của đơn vị; duy trì tốt việc sinh sinh hoạt chuyên môn với các nội dung, chuyên đề đi sâu vào đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá và bồi dưỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu kém.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện

Mức 1:

a) Có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;

c) Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.

Mức 2:

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.

Mức 3:

Nhà trường có học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được các cấp có thẩm quyền ghi nhận.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

a) Ngay từ đầu các năm học nhà trường rà soát, tìm hiểu và nắm bắt những học sinh thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn trong học tập và rèn luyện, con gia đình chính sách, học sinh có năng khiếu trong học tập để xây dựng kế hoạch giáo dục cho học sinh cho phù hợp với từng đối tượng [H5-5.2-01]; [H1-1.1-02]; [H1 -1.5-02].

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện [H1 -1.8-04], thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên thảo

luận thống nhất các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học cho các học sinh thuộc đối tượng này [H1-1.4-04].

c) Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện [H1-1.4-04]; [H1-1.1-02].

Mức 2:

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện ở mỗi năm học đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục đã xây dựng [H1-1.1-02]; [H1 -1.5-02]; [H5-5.2-01].

Mức 3:

Trong các năm học nhà trường đều có học sinh dự thi học sinh giỏi các môn văn hóa, thể dục thể thao (TDTT), nghệ thuật và đạt giải ở cấp huyện, cấp tỉnh tuy nhiên chưa mang tính ổn định [H5-5.2-03].

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện kế hoạch cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện. Đồng thời, trong quá trình thưc hiện có rà soát đánh giá, điều chỉnh (nếu cần) cho phù hợp với điều kiện thực tế nên các em đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.

3. Điểm yếu

Tỷ lệ học sinh có năng khiếu về các môn học còn ít và thiếu tính ổn định. Chưa có điều kiện về ổn định đội ngũ giảng dạy cũng như về cơ sở vật chất đảm bảo để nâng cao chất lượng giảng dạy ở các bộ môn từ đó, phát huy năng khiếu của các em học sinh như âm nhạc, hội họa, TDTT…

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hằng năm, nhà trường cần xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể, triển khai và tổ chức thành lập các câu lạc bộ khoa học, TDTT, Văn nghệ… để thường xuyên phát hiện học sinh có năng khiếu về các môn học, Âm nhạc, thể thao, nghệ thuật…

Đề xuất với Phòng GD&ĐT tổ chức tổ chức cho giáo viên tập huấn kĩ năng nghiệp vụ giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định

Mức 1:

a) Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch.

b) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả.

c) Hằng năm, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.

Mức 2:

Nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.

Mức 1:

a) Nhà trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục nhà trường các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí [H5 - 5.3-01]. Các tiết dạy được thể hiện cụ thể qua sổ đầu bài [H5 - 5.3-04] và kế hoạch giảng dạy [H5-5.3-02] của cán bộ giáo viên trong các môn học [H1-1.8-05]; [H1 -1.8-03].

b) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan, hiệu quả. Bằng các hình thức như kiểm tra miệng, trắc nghiệm giáo viên đã lồng ghép kiểm tra hiểu biết của học sinh về chương trình địa phương Thanh Hóa [H5-5.3-03]; [H1-1.1-02].

c) Hàng năm các nhóm chuyên môn, nhà trường đều rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu xây dựng lại chương trình giáo dục nhà trường [H1-1.4-04] và thực hiện giảng dạy chương trình địa phương theo chương trình giáo dục nhà trường [H1-1.8-05].

Mức 2:

Hàng năm nhà trường đã thực hiện nội dung giáo chương trình địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn với lí luận thực tiễn ở các môn học

[H1-1.8-04]; [H1-1.8-07]; [H5 -5.3-01]; [H5-5.3-02]; [H5-5.3-03]; [H1-1.1-02].

2. Điểm mạnh

Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục địa phương. Học sinh có hứng thú tìm hiểu, học tập về kiến thức của chương trình giáo dục địa phương ở các môn học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan, hiệu quả.

Đội ngũ giáo viên nhà trường đề là người địa phương Thanh Hóa nên việc hiểu biết về nội dung giáo dục địa phương về Lịch sử, Địa lí, địa danh và Danh nhân khá đầy đủ.

3. Điểm yếu

Việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực tế các dịa danh trong tỉnh Thanh Hóa chưa thực hiện được mà mới chỉ nắm bắt qua tài liệu.

Tư liệu và soạn giảng giáo dục địa phương về Lịch sử, Địa lí, địa danh,

Một phần của tài liệu báo cáo tự đánh giá trường chuẩn quốc gia (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w