NCTTB TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1 Bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu De cuong on chinh tri hoc (Trang 25 - 30)

1. Bối cảnh hiện nay

- Toàn cầu hóa và biến đổi quyền lực chính trị:… - Biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên:…

- Khoa học công nghệ phát triển mạnh và có nhiều cái mới:… - Khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia:

- Nghèo đói, bất bình đẳng và khủng hoảng kinh tế:… - Dịch bệnh và di dân toàn cầu:…

- Tri thức tăng trưởng nhanh, giá trị thay đổi lớn (quan niệm sống vô cùng đa dạng)… - Xã hội biến đổi nhanh và bất định:…

2. Những phẩm chất cần có của NCTTB * Nhạy bén chính trị * Nhạy bén chính trị

Thế giới ngày càng đa dạng và phức tạp, các hiện tượng và sự kiện chính trị diễn ra với những hàm ý sâu sắc, đa nghĩa. Để phán đoán và xác định chuẩn xác bản chất sâu xa của sự kiện, hiện tượng chính trị đó, đòi hỏi NCTTB phải có hiểu biết và sự nhạy bén chính trị nhất định… Từ đó, NCTTB mới có các quyết sách phù hợp và thích ứng được với hiện thực, với các tình huống mới xuất hiện liên tục…

Cùng một sự kiện, hiện tượng chính trị, NCTTB có thể nhìn thấy, nhận ra cái bản chất sâu xa ẩn chứa đằng sau, mà người bình thường có thể không nhận ra.

Từ một biến đổi quan hệ chính trị này, NCTTB nhận thức và phán đoán được sự biến đổi của các quan hệ chính trị khác.

* Am hiểu bản chất vấn đề, biết diễn đạt, truyền tải đúng bản chất vấn đề;

Mỗi sự kiện hiện tượng chính trị diễn ra, bằng sự nhạy bén chính trị của mình, có thể kết hợp với phát huy trí tuệ tập thể, NCTTB phải nhanh chóng nắm rõ được bản chất vấn đề, phục vụ cho công tác lãnh đạo. Hơn thế, NCTTB phải biết cách truyền đạt tới quần chúng để quần chúng cũng hiểu rõ bản chất vấn đề đó, nhằm đồng thuận và thực thi các quyết sách…

- Có phương pháp chuyển tải và thuyết phục quần chúng, tập thể, tổ chức. - Có phong cách, cá tính lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết phục…tạo lòng tin bền vững

* Đánh giá tình hình chung chuẩn xác, nhận thức trước những biến đổi khó lường

Trong quá trình lãnh đạo cũng như trong các cảnh huống nhất thời, NCTTB phải có cái nhìn hệ thống, toàn diện, toàn cục và nhìn nhận được tương quan lợi ích, tương quan lực lượng giữa các đối tượng (giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các dân tộc, ở tầm quốc gia, quốc tế).

- Nhìn nhận chính xác tương quan lực lượng để xác định mục tiêu ngắn hạn.

- Có năng lực lãnh đạo, tổ chức, kết nối các nguồn lực và thực thi các chính sách nhằm đạt các mục tiêu ngắn hạn đề ra.

* Tôn trọng quyền lực và sử dụng tốt quyền lực được ủy nhiệm

- Khả năng thực thi quyền lực được ủy nhiệm… - Khả năng kiềm chế, kiểm soát quyền lực bản thân

* Giải pháp để XD người LĐ CT phù hợp với địa phương trong bối cảnh hiện nay:

- Giải pháp về tuyển lựa: trước bầu cử

- GP về đào tạo bồi dưỡng: trước và sau bầu cử - GP về kiểm soát quyền lực: sau bầu cử

- GP kiểm tra, đánh giá thực lực, kết quả quả trình lãnh đạo: sau bầu cử

Chuyên đề 6: Kinh nghiệm xử lý tình huống CT Vấn đề 10:

1. Điểm nóng chính trị- xã hội

Điểm nóng chính trị- xã hội là điểm nóng chứa đựng những mâu thuẫn xung đột mang tính chất chính trị với hành vi chống đối của đám đông nhằm trực tiếp vào chính quyền làm rối loạn hoạt động của hệ thống chính trị, gây tình trạng bức xúc căng thẳng trong đời sống chính trị- xã hội.

Điểm nổi bật của điểm nóng chính trị xã hội là hành vi phản ứng của đám đông nhằm trực tiếp vào chính quyền, bao gồm: con người, bộ máy, chính sách. Xung đột ở đây là xung đột chính trị, do vậy mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn chính trị, không phải là mâu thuẫn xã hội đơn thuần. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt điểm nóng chính trị xã hội với điểm nóng xã hội.

2. Những nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh điểm nóng chính trị- xã hội ở nước ta(có 4 nhóm nguyên nhân) (có 4 nhóm nguyên nhân)

a. Nguyên nhân về phía chính quyền

Do chính quyền địa phương, nhất là cấp cơ sở thực hiện không đúng hoặc phạm sai lầm trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thực tế cho thấy, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng đắn nhưng khi áp dụng vào thực tiễn, nhất là cấp cơ sở thường bị “méo mó”, làm biến dạng, sai lệch, làm cho chủ trương, chính sách đó không đi vào cuộc sống mà thậm chí còn phản tác dụng gây hậu quả nghiêm trọng. VD.

Do chính quyền (nhất là ở cơ sở) đã sử dụng các biện pháp cưỡng chế mang tính hành chính quan liêu, vi phạm dân chủ

Thời gian qua, tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ xảy ra khá phổ biến, nhất là khu vực nông thôn. Trên thực tế, ở một số địa phương, trong khi thực hiện các chủ trương, chính sách, chính quyền đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế mang tính hành chính quan liêu, vi phạm dân chủ nghiêm trọng. Nhiều điểm nóng lẽ ra không nổ ra nếu chính quyền thực hiện đúng các nguyên tắc dân chủ trong ứng xử với dân, cũng như trong quá trình thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.VD

Do việc xử lý các tranh chấp dân sự, việc xử lý các khiếu kiện, tố cáo, giải quyết các chế độ, chính sách cho nhân dân chậm trễ, thâm chí là không đúng, không hiệu quả, triệt để

Chức năng của chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở là giải quyết các vụ việc liên quan đến nhân dân, thu nhận những phản ánh, tâm tư nguyện vọng liên quan đến lợi ích nhân dân. Tuy nhiên, nhiều vụ việc chính quyền không đứng ra phân xử, giải quyết hoặc giải quyết một cách hời

hợt, không thấu đáo, dẫn đến sự bất bình, mất lòng tin của nhân dân, khiếu kiện vượt cấp.

Do mâu thuẫn trong đội ngũ cán bộ, trong tổ chức đảng, chính quyền không giải quyết được, đẩy mâu thuẫn đó ra ngoài trở thành mâu thuẫn của nhân dân đối với chính quyền

Thực tế, nhiều nơi trong tổ chức đảng, chính quyền đã không thống nhất được ý kiến dẫn đến đấu tranh gay gắt. Khi những mâu thuẫn đó không giải quyết được trong nội bộ, một bộ phận cán bộ, đảng viên do không kiềm chế được đã vận động nhân dân chống lại bộ phận cán bộ còn lại (thường là số cán bộ, đảng viên đương chức).

Trong chính quyền có những cán bộ tham ô, tham nhũng, lối sống thoái hóa, biến chất, gây bất bình, phản ứng của nhân dân

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây điểm nóng chính tri- xã hội thời gian qua. Quan liêu, tham nhũng hiện nay đang gây nhức nhối trong đời sống xã hội. Vấn đề còn trầm trọng hơn khi nó xảy ra ở cấp cơ sở, cấp trực tiếp gần dân. Thời gian qua, cán bộ cơ sở ở nhiều địa phương trong quan hệ với dân tỏ ra quan liêu, hách dịch, không gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân, một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất…=> đẩy chính quyền xa dân, người dân bất bình chống lại gay gắt.

b. Nhóm nguyên nhân từ phía nhân dân

Do trình độ nhận thức và năng lực thực hiện quyền dân chủ, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của nhân dân hạn chế, bất cập. Đây là nguyên nhân bao trùm nhất

Đất nước ta đi lên CNXH từ 1 nước phong kiến thuộc địa nên ý thức về dân chủ, ý thức tôn trọng kỷ cương, pháp luật của nhân dân còn hạn chế. Khi thực hiện quyền lực chính trị, quyền công dân, nhiều khi người dân không ý thức được đầy đủ các quyền đó, thậm chí không thực hiện. Tuy nhiên, khi có những sự việc liên quan đến chính quyền, nhiều người dân lại có những ứng xử không phù hợp, thậm chí là manh động, xem thường kỷ cương, phép nước

Trong khi đấu tranh cho quyền lợi của mình, nhiều khi người dân có những đòi hỏi quá đáng, ép buộc chính quyền phải giải quyết; khi không được đáp ứng thì phản ứng một cách manh động

Do người dân nhận thức không đầy đủ về quyền cũng như trách nhiệm của mình nên họ chỉ thấy được quyền mà không thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm trước cộng đồng. Vì vậy, khi có những vấn đề lợi ích chung mà đụng chạm đến lợi ích riêng, chẳng những họ không chia sẻ, gánh vác thậm chí họ còn mặc cả, đòi hỏi chính quyền phải đáp ứng những lợi ích của họ, những lợi ích đó lại vượt quá khả năng của chính quyền. Khi không được đáp ứng, người dân sẵn sàng chống đối, ngăn cản các công việc của chính quyền.

Do dân chúng bị những phần tử bất mãn, có tiền án, tiền sự, thậm chí cả những phần tử phản động, thù địch kích động, lôi kéo, khống chế

Thực tế, mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền là có và khó có thể tránh khỏi trong quá trình điều hành và quản lý xã hội. Có những mâu thuẫn vẫn có thể dung hòa và giải quyết được, song do phần tử quá khích, bất mãn chính quyền, phần tử có tiền án, tiền sự lôi k éo, ép buộc, khống chế mà dân dân buộc phải chống chính quyền

c. Nhóm nguyên nhân mang màu sắc dân tộc, tôn giáo

Đây là những điểm nóng mà nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến các vấn đề dân tộc, tôn giáo

Dân tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Đây là vấn đề nổi cộm mà nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển đang đối mặt. VN là một nước nhiều dân

tộc, nhiều tôn giáo nên đây cũng là vấn đề gay cấn, phức tạp, khó giải quyết

d. Nhóm nguyên nhân mang tính chất đối kháng

Đây là điểm nóng do các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng VN gây ra, bao gồm:

Do các thế lực thù địch từ bên ngoài can thiệp, xúi giục

Mặc dù hiện nay đất nước đã hòa bình, thống nhất, song các thế lực thù địch bên ngoài không ngừng nhòm ngó, gây bất ổn, chống phá chế độ ta. Chúng từ bên ngoài giật dây chỉ đạo, kết hợp với bọn phản động trong nước nhằm chống phá cách mạng, thay thế chế độ ở VN.

Do các lực lượng, các phần tử phản động, thù địch trong nước tổ chức kích động gây rối

Hiện nay chúng ta đang xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp nhằm bảo đảm quyền lợi chính trị cho nhân dân. Tuy nhiên, khôngphải mọi thành phần, mọi lực lượng đều tán thành ủng hộ. Vẫn có những lực lượng bất đồng chính kiến, không thừa nhận chế độ chính trị hiện hành, tìm cách chống phá, ngăn cản chúng ta.

3. Giải pháp phòng ngừa điểm nóng chính trị xảy ra ở địa phương

3. 1. Từng bước nâng cao trình độ dân trí, ý thức và năng lực thực hành dân chủ chonhân dân nhân dân

Phải làm cho nhân dân có khả năng tự nhận thức được những vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo; kích thích nhu cầu và khả năng tham gia vào công việc chính quyền, có khả năng bàn bạc, thảo luận những vấn đề liên quan đến lợi ích chính đáng của chính mình, có khả năng tự bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Cần xây dựng nền tảng văn hoá để nhân dân có khả năng chủ động vươn lên làm chủ chính mình, khắc phục dần sự khác biệt giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, các khu vực.

Những yêu cầu đó chỉ có thể được thực hiện trên nền tảng của trình độ văn hoá nhất định. Do đó, cẩn phải đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo, đây là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài.

Trước mắt, cùng với việc mở các lớp học bổ túc, lớp học chính quy, các trường dạy nghề... cần tăng cường đội ngũ cán bộ dân vận để thông qua công tác dân vận, cán bộ dân vận trực tiếp phổ biến, tuyên truyền, giải thích nội dung chủ trương, chính sách, luật pháp, về quyền và lợi ích của công dân... Nói chung, phải thật sự gần dân kịp thời trợ giúp dân những kiến thức mà dân còn chưa nắm vững để dân vững tin trong mọi suy nghĩ và hành động, biết và dám tự chịu trách nhiệm với các hành vi của mình.

3.2. Củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở:

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có vai trò quyết định tới việc khắc phục những yếu tố cực đoan trong thực hiện những yêu cầu dân chủ của công dân, là điều kiện hết sức quan trọng để đấu tranh chống lại mọi mưu đồ sử dụng vấn đề dân chủ vì những mục tiêu không lành mạnh, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi các thế lực phản động vẫn đang từng ngày, từng giờ tìm cách chống phá sự nghiệp cách mạng mà Đảng đang lãnh đạo nhân dân thực hiện. Muốn vậy, phải tăng cường công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phát hiện, bồi dưỡng những thanh niên ưu tú cho Đảng. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2, khoá VIII).

Xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở thật sự trong sạch, sáng suốt, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực. Phải nhanh chóng hoàn thiện cơ chế hoạt động của chính quyền tránh sự tha

hoá quyền lực từ cơ sở, phải làm cho chính quyền luôn là công cụ của dân chứ không phải trở thành đối lập với dân. Thông qua trưng cầu ý kiến của dân mạnh dạn cân nhắc những cán bộ có phẩm chất, năng lực, có uy tín với dân; kiên quyết loại bỏ ra khỏi bộ máy, xử lý kỷ luật thích đáng đối với những cán bộ vi phạm.

Nâng cao chất lượng của Mặt trận và các tổ chức quần chúng ở cơ sở, làm cho tổ chức đó thực sự thu hút được sự tham gia hoạt động tự giác của các thành viên. Đưa những người có uy tín tham gia vào những tổ chức này, nhờ đó, những vấn đề bức xúc của quần chúng được phản ánh và giải quyết kịp thời, hạn chế những mâu thuẫn, xung đột tiềm ẩn điểm nóng chính trị - xã hội.

Mặt trận tổ quốc và tổ chức quần chúng đảm bảo tính độc lập tương đối với chính quyền, đại diện tiếng nói, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các thành viên, tăng cườn giám sát và phản biện với cơ quan chính quyền địa phương và cơ sở.

3.3. Đầu tư có hiệu quả cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Để có sự ổn định chính trị, việc đảm bảo những nhu cầu của đời sống kinh tế ngày càng cao cho nhân dân là một giải pháp có ý nghĩa quyết định, trực tiếp, thiết thực nhất. cần phải tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập cho nhân dân. Xây dựng khu công nghiệp, nông trường, công trường, công ty, xí nghiệp, trang trại... tạo việc làm, cho người lao động. Đặc biệt chú trọng đào tạo và sử dụng lao động là người dân địa phương. Đây là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương. Từ việc lựa chọn người đi đào tạo, mở lớp đào tạo, hợp đồng chặt chẽ với các lâm, nông, công trường để những cơ sở sử dụng lao động họ không thể lảng tránh hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Nghiên cứu những cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa lý của địa phương, đồng thời có tầm nhìn chiến lược về tình hình cung - cầu trong nước và trên thế giới các sản phẩm từ những cây trồng, vật nuôi đó để nhân dân có điều kiện tăng gia sản xuất, ổn định sản xuất, không phải chạy theo thị trường như hiện nay. Nhanh chóng xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật

Một phần của tài liệu De cuong on chinh tri hoc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w