5. Bố cục đề tài
2.2. Đánh giá hoạt động của công ty
2.2.1. Hạn chế còn tồn tại, quản trị rủi ro
Một điều quan trọng nhất trong đầu tư trên thị trường hàng hoá phái sinh, ngoài việc cần quản trị cảm xúc tốt, có hệ thống giao dịch nhanh, chính xác, thì việc quản trị rủi ro trong đầu tư, cũng được MXL cực kỳ chú trọng. Việc rủi ro trong đầu tư hàng hoá, hiểu đơn giản là việc thua lỗ 1 phần, hoặc tất cả số vốn đầu tư có thể xảy ra khi giao dịch. Những rủi ro này có thể bao gồm: Rủi ro thị trường (khi thị trường không theo nhận định); Rủi ro đòn bẩy (hầu hết các nhà giao dịch hàng hoá đều sử dụng đòn bẩy để mở các giao dịch lớn hơn nhiều so với quy mô tiền gửi của họ); Rủi ro thanh khoản (Đối với các loại Hợp đồng hàng hoá ít có như cầu hơn, có thể có sự chậm trễ giữa việc mở hoặc đóng giao dịch trong nền tảng giao dịch. Điều này có thể có nghĩa là giao dịch không được thực hiện ở mức giá mong đợi và kết quả là kiếm được lợi nhuận nhỏ hơn); Rủi ro ký quỹ (Nếu không đủ vốn ký quỹ, giao dịch có thể bị đóng tự động ; hoặc khi thị trường công bố ký quỹ ban đầu tăng, có nghĩa tài khoản khách hàng sẽ rủi ro hơn); Rủi ro về phí (Khi giao dịch thì khách hàng luôn phải chịu 1 khoản phí phần mềm, phí giao dịch, phí quản lý) ; Rủi ro biến động tỷ giá (tỷ giá đồng tiền giao dịch tăng lên khiến cho tỷ lệ ký quỹ bị giảm đi). Việc quản trị rủi ro trong đầu tư hàng hoá là hoạt động quản lý và xác định mức độ rủi ro (Số tiền thua lỗ, % thua lỗ, phí…) trước – trong – sau khi thực hiện các giao dịch hoặc đầu tư.
Quy trình quản lý giao dịch sẽ tuân theo quy trình sau: (1) Xác định mã hàng ➔ (2) xác định điểm vào lệnh ➔ (3) xác định điểm cắt lỗ ➔ (4) xác định điểm chốt lời ➔ (5) tính toán tỷ lệ R:R (lợi nhuận / rủi ro) ➔ (6) xác định khối lượng lệnh ➔ (7) vào lệnh ➔ (8) quản lý lệnh đang giao dịch ➔ (9) chốt / thoát lệnh ➔ (10) thống kê lãi lỗ. Tiếp theo, cần thống kê dữ liệu như: Kỳ vọng lợi nhuận; Lợi nhuận trung bình; Lỗ trung bình; Tỷ lệ lãi trung bình/Lỗ trung bình (R:R thực tế); Tỷ lệ %thắng/thua; Lãi, lỗ lớn nhất; Mức sụt giảm % vốn lớn nhất; Thời gian giữ lãi/lỗ trung bình…để phân tích và có kế hoạch giao dịch nhằm tối ưu hệ thống.
2.2.2. Khắc phục rủi ro
Để có thể quản lý rủi ro tốt, đầu tiên, Nhà đầu tư cần thiết lập các nguyên tắc giao dịch sau: (1) Kế hoạch giao dịch; (2) Hệ thống giao dịch; (3) Thời gian giao dịch; (4) Số tiền đầu tư, số tiền thua lỗ tối đa, số tiền thua lỗ trên lệnh; (5) Điều kiện giao dịch (Tin tức, tín hiệu, kinh nghiệm, trạng thái tâm lý giao dịch); (6) Nguyên tắc khác…Thứ hai, cần sử dụng tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với các mã sản phầm. Thứ ba, cần sử dụng Stop loss, hay còn gọi là đặt lệnh cắt lỗ khi tài khoản vi phạm các nguyên tắc quản lý theo số liệu thống kê hoặc các nguyên tắc đã được xây dựng; Khi giá đi ngược xu hướng và phá vỡ các mức kháng cự hỗ trợ ý nghĩa; Khi tin tức đưa ra xấu với chiến lược giao dịch.
Cuối cùng, MXL luôn tâm niệm tôn chỉ hành động và truyền tải tới khách hàng, mọi phương pháp giao dịch luôn có tính xác suất. Tuy nhiên, để có thể chủ động hơn trong xác suất lãi – lỗ trong giao dịch, cần đặc biệt tuân thủ 3 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Lựa chọn cơ hội bằng các phương án giao dịch có độ chính xác (độ tin cậy 99%) >=65%
Nguyên tắc 2: Luôn lựa chọn tín hiệu, các chỉ báo tin cậy đạt tỷ lệ RR>=1:2 Nguyên tắc 3: Sử dụng và xác định Value at Risk cho mỗi giao dịch rơi vào 2-7% tổng ký quỹ khả dụng trong tài khoản khách hàng.
Việc làm đúng, làm đủ các biện pháp trên, đã đưa MXL trở thành Công ty đứng Top 3 trên hơn 30 Công ty thành viên trực thuộc MXV về Giao dịch
hàng hoá phái sinh. Đó là minh chứng thiết thực và thuyết phục nhất về năng lực và trách nhiệm của MXL, đối với Khách hàng, Nhà đầu tư, Quý Doanh nghiệp và góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam và gia tăng ảnh hưởng của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Với những yếu tố nội lực mạnh mẽ trên, có thể tự tin khẳng định rằng, hoà cùng xu hướng phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thương mại điện tử, hội nhập đầu tư, MXL sẽ đồng hành với các tổ chức/khách hàng cá nhân trong quá trình giao dịch hàng hoá phái sinh. Đồng thời, mang lại những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất thông qua nền tảng công nghệ tiên tiến, với những công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm giao dịch chuyên nghiệp, MXL không chỉ là điểm đến của khách hàng trong giao dịch thực tế, mà còn là nơi chào đón các bạn sinh viên có năng lực mong muốn học tập và làm việc khi mở rộng phạm vi chi nhánh cũng như nâng cấp nhân sự trụ sở.
CHƯƠNG 3: LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRONG LĨNH VỰC GIAO DỊCH HÀNG
HÓA PHÁI SINH
3.1. Tính cấp thiết của vấn đề tuyển dụng trong lĩnh vực giao dịch hàng hoá phái sinh trong thị trường việc làm
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa đóng vai trò ngày càng quan trọng khi thị trường giao dịch hàng hóa truyền thống còn tồn tại một số hạn chế trong chuỗi sản xuất, kinh doanh. Thị trường phái sinh hàng hóa với ưu điểm vượt trội như khả năng phòng ngừa rủi ro về giá, công cụ quản lý và giám sát doanh nghiệp hiệu quả, bổ sung thêm công cụ đầu tư cho các Nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường hàng hóa truyền thống phát triển và thúc đẩy cho đầu tư nông nghiệp sẽ là công cụ hữu ích để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, từ đó, hướng tới cải thiện hiệu quả thị trường hàng hóa gắn với phát triển kinh tế Việt Nam.
Trong lĩnh vực thị trường giao dịch hàng hóa tập trung, Nghị định 51/2018/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã cho phép các Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam được kết nối liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa tại nước ngoài. Trong 3 năm trở lại đây, MXV đã kết nối liên thông với 6 Sở giao dịch hàng hóa tại nước ngoài. Thông qua việc kết nối liên thông với cac Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, vị thế của Việt Nam đã được khẳng định trên bản đồ thị trường giao dịch hàng hóa tập trung quốc tế.
Số tài khoản giao dịch mở trong từng năm: Sau khi dịch covid bùng phát, thị trường giao dịch phái sinh cũng tăng trưởng nhanh chóng, cụ thể, số tài khoản mở mới năm 2020 tăng gấp hơn 60 lần so với năm 2018; số tài khoản mở trong năm 2021 gấp gần 1,5 lần so với năm 2020 và gấp hơn 100 lần so với năm 2018 (khoảng 15.000 tài khoản)
Tổng số lot giao dịch qua từng năm: Năm 2019: Tổng số lot giao dịch khoảng 150,000 hợp đồng, Năm 2020, tổng số lot giao dịch gấp gần 5 lần so với năm 2019. Tính từ ngày 1/1/2021 đến 30/11/2021, tổng khối lượng giao dịch qua MXV là 759.236 lots với giá trị khoảng 739.000 tỷ đồng. Trung bình
mỗi tháng giao dịch 69.021 lots, với giá trị khoảng 67.000 tỷ đồng/tháng. Khối lượng giao dịch trung bình phiên là 3.204 lots với giá trị khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.
Tổng giá trị giao dịch: Tổng giá trị giao dịch năm 2021 gấp hơn 2 lần so với năm 2020 và gấp gần 4 lần so với năm 2019. Có những phiên giao dịch tổng giá trị giao dịch của phiên đạt con số 4000-5000 tỷ / phiên
Có thể thấy, tiềm năng của thị trường phái sinh ra đời là một định hướng đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường hàng hóa Việt Nam. Nó cũng góp phần vào việc hoàn thiện cơ cấu thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam.
Tính riêng thị trường hàng hoá phái sinh, tính đến nay đã hiện diện hơn 35 Công ty là thành viên hiện hữu của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV). Ngoài ra, các sàn chứng khoán cũng như các ngân hàng: BIDV, Vietcombank, MB-Bank, Vietin-Bank, HD-Bank…cũng đẩy mạnh và mở rộng các kênh đầu tư liên quan tới phái sinh hàng hoá. Tuy nhiên trong năm 2020-2021 chứng khiến sự thoái trào của Techcombank, một trong số những nơi đầu tiên cung ứng dịch vụ giao dịch phòng vệ cho các doanh nghiệp, đánh dấu bước khởi đầu mới cho thị trường hàng hóa. Giao dịch trong thực tế chuyển dịch từ giao dịch chưa có tính thống nhất, triển khai thí điểm ở các ngân hàng sang giao dịch tập trung và được quản lý bởi cơ quan quản lý là Sở giao dịch hàng hóa và trên nữa là Bộ Công Thương cho thấy sự chuyên nghiệp và tin cậy trong công tác tổ chức thị trường, thông thoáng và không giới hạn trong giao dịch, gỡ bỏ toàn bộ những hạn chế trước đây khi giao dịch với Ngân hàng. Trong khi đó, toàn bộ các lĩnh vực đào tạo như: kế toán, tài chính, bất động sản, quản trị, phân tích, công nghệ thông tin, marketing…đều được ứng dụng sâu rộng vào các bộ phận để cấu thành nên hệ thống hoạt động của bất kỳ công ty Giao dịch hàng hoá phái sinh nào.
Chính vì thế, nguồn nhân lực chuyên môn chất lượng cao ngày càng trở nên khan hiếm và cạnh tranh cao. Với sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ hoạt động trong lĩnh vực Giao dịch phái sinh hàng hóa như hiện tại, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường Đại học, Cao đẳng là một ưu thế.
Vậy, yêu cầu đối với các nhân sự muốn tham gia vào Thị trường giao dịch hàng hoá phái sinh, phải đảm bảo các yêu cầu gì? Chúng ta sẽ bước tiếp vào Phần 3: Nhu cầu thị trường, yêu cầu tuyển dụng, kỹ năng cần có.
3.2. Nhu cầu thị trường, yêu cầu tuyển dụng và các kỹ năng cần có
Dựa trên báo cáo phân tích về quy mô và số lượng nhân sự tối thiểu cần phải có để có thể hoạt động của MXL, như sau:
STT Vị trí Số lượng
1 Phó Tổng giám đốc Kinh doanh 1
2 Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật đầu tư 1
3 Giám đốc kinh doanh 1
4 Giám đốc kỹ thuật/đầu tư 1
5 Giám đốc đào tạo 1
6 Giám đốc Marketing 1 7 Trợ lý Ban giám đốc 3 8 Kế toán trưởng 1 9 Kế toán viên 1 10 Trưởng phòng nhân sự 1 11 Hành chính nhân sự 2
12 Chuyên viên kinh doanh 8
13 Chuyên viên kỹ thuật/đầu tư/quản trị rủi ro 10
14 Chuyên viên Marketing 1
15 Cộng tác viên (không giới hạn) >=20
16 Lễ tân 1
Tổng >=52
Bảng 3_Nhân sự
Theo bảng trên, hệ thống nhân sự cần có để có thể vận hành Công ty thành viên của MXV, bao gồm nhưng không giới hạn khoảng trên 50 nhân sự (Chưa tính hệ thống Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Đại lý) trải dài ở các mảng chuyên môn khác nhau, đáp ứng yêu cầu cho cả các nhân sự đã có kinh nghiệm và mới ra trường.
Ngoài các vị trí liên quan đến điều hành trong Công ty, có thể liệt kê ra các yêu cầu chung đối với một vài bộ phận như:
a)Bộ phận tuyển dụng: Phụ trách tuyển dụng nhân sự đúng yêu cầu của các Phòng ban; Hỗ trợ nhân sự tiếp cận và làm quen văn hoá công ty; Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban lãnh đạo);
b)Bộ phận phân tích thị trường: Theo dõi, cập nhật và viết tin tức mới và các bài phân tích về thị trường hàng hóa thế giới trên các kênh thông tin của Công ty; Theo dõi, tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu, báo cáo có tác động đến giá cả hàng hóa thế giới; Theo dõi, tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu, báo cáo có tác động đến giá cả hàng hóa thế giới…);
c)Yêu cầu: Có tư duy phân tích và tư duy phản biện tốt, đánh giá, đề xuất các giải pháp dựa trên những số liệu đã phân tích; Có kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng quản trị dữ liệu; Kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề
d)Bộ phận kỹ thuật/quản trị rủi ro: Giám sát trực tiếp các hoạt động giao dịch, giám sát hệ thống tuân thủ quy định và ghi nhận các sự kiện rủi ro và phối hợp xử lý; Thực hiện các báo cáo đo lường, giám sát rủi ro theo sản phẩm, mảng rủi ro độc lập chuyên biệt trực tiếp, tham mưu cho Ban lãnh đạo; Giám sát trạng thái rủi ro so với hạn mức phê duyệt, báo cáo các vi phạm, theo dõi quy trình xử lý khi vi phạm hạn mức; Hỗ trợ bộ phận kinh doanh, giao dịch và các bộ phận nghiệp vụ khác theo quy định từng thời kỳ;
e)Yêu cầu: Có khả năng phân tích, đánh giá nhanh nhạy trước những biến động của thị trường. Cẩn trọng, tỉ mỉ, chính xác vì chỉ với một sai số nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khó lường.
f)Bộ phận Marketing: Quản lý fanpage, website của công ty; Up bài lên fanpage và website; Làm các yêu cầu về thiết kế có khả năng xây dựng kế hoạch, định hướng nội dung, đóng góp ý tưởng nội dung sáng tạo cho các chiến dịch digital marketing trên các nền tảng như Facebook, Google, Youtube, Cốc Cốc, Zalo …; Quản lý và vận hành, tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo.…);
g)Yêu cầu: Có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, tiếp thị; Hiểu biết thành thạo và chuyên sâu về các công cụ Marketing online (SEO, SEM, Social media, Forum seeding, Email Marketing, Analytics,…) và offline (TVC, báo chí,…)
h)Bộ phận bán hàng và phát triển sản phẩm: Tìm kiếm, tư vấn, chăm sóc khách hàng; Cung cấp các thông tin cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, các khuyến nghị đầu tư; Hỗ trợ đào tạo cùng Học viện và training cho Cộng tác viên/Đại lý…)
i)Yêu cầu: Kỹ năng giao tiếp tốt, lắng nghe và thấu hiểu khách hàng; Kỹ năng thương lượng, đàm phán, thuyết phục; Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng chốt giao dịch; Kỹ năng am hiểu thị trường sản phẩm.
j)Phòng Tài chính – kế toán: Thực hiện các chức năng hỗ trợ nộp rút ký quỹ, tiền giao dịch của khách hàng và các hoạt động kế toán tổng hợp doanh nghiệp
Trên đây là một vài mô tả công việc và yêu cầu về nhân sự cho một số mảng trong các Công ty Thành viên của MXV. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, trong xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng, thường xuyên làm việc với đối tác nước ngoài kĩ năng ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng. Khả năng giao tiếp tốt là một yếu tố được coi trọng khi đặc điểm của ngành thường xuyên phải giao dịch, đàm phán với khách hàng và doanh nghiệp để đạt được hiệu quả công việc bên cạnh kiến thức chuyên môn vững chắc. Việc xác định rõ tố chất và khả năng của bản thân có là chìa khóa thành công mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, các trường đại học cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, kết nối tốt hơn với các doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội tiếp cận với các hoạt động nghiệp vụ khi còn trên ghế nhà trường.
Ngoài ra, các sinh viên sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành được đào tạo tại trường, khi về làm việc tại các Thành viên trực thuộc MXV, CBNV còn được tham dự tập huấn các chương trình đào tạo nghiệp vụ do MXV và các Công ty thành viên tổ chức nên sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức để hoạt động trong thị trường này.
Với thị trường nhân lực hội nhập cạnh tranh và yêu cầu của nhà tuyển dụng ngày càng khắt khe, mô hình Đào tạo – Doanh nghiệp Giao dịch hàng hoá phái sinh (MXV và các Công ty thành viên) chú trọng đào tạo thực tiễn là lựa
chọn đáng cân nhắc đối với các bạn trẻ trước ngưỡng cửa đại học, cung ứng cho xã hội những thế hệ sinh viên giỏi chuyên môn, vững tay nghề và chủ động nắm bắt cơ hội trên thị trường. Hi vọng rằng trong thời gian tới đây, hệ