Thực trạng tổ chức, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 76)

trong công tác quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp

Thời gian qua, công tác BVMT trong KCN đã từng bước được các cấp, ngành, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN quan tâm, chú trọng. Các KCN đã góp phần hạn chế việc phân tán cơ sở sản xuất công nghiệp, di dời cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ nội thành vào KCN. Do đó, công tác

BVMT được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt đối với việc XLNT.

Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác BVMT nói chung và BVMT trong các KCN từng bước được hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất, trong đó có một số văn bản quan trọng: Luật BVMT năm 2014 là cơ sở, nền tảng pháp lý về BVMT trong mọi hoạt động KT – XH và các Nghị định như Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quản lý KCN, khu kinh tế (KKT), Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch BVMT, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và XLNT, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT, Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về BVMT KKT, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Việc thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác BVMT đã thực hiện theo hướng đồng bộ và toàn diện. Với mỗi VBQPPL mới được ban hành có liên quan đến nội dung BVMT đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong KCN thì chính quyền các cấp đã quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, triển khai kịp thời các văn bản mới cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Ban Quản lý các KCN tỉnh ĐắkLắk phối hợp với Sở TN & MT tổ chức tập huấn cho các đối tượng là lãnh đạo và người phụ trách môi trường của các doanh nghiệp trong KCN. Ngoài ra, định kỳ hàng năm Ban Quản lý các KCN đều phối hợp với Sở TN & MT tập huấn lại các VBQPPL có liên quan về BVMT đối với nước thải của các doanh nghiệp trong KCN.

Tuy nhiên, với mỗi lần tập huấn số lượng các doanh nghiệp tham gia không quá 50%, trong đó hầu hết các doanh nghiệp chỉ cử cán bộ phụ trách về môi trường tham gia học tập. Bản thân lãnh đạo các doanh nghiệp không tham

gia hoặc nếu có tham gia thì không trọn vẹn tất cả nội dung được tập huấn. Các cán bộ phụ trách về môi trường thường xuyên bị luân chuyển công việc hoặc thay đổi chỗ làm. Số lần tổ chức tập huấn, tuyên truyền do Ban quản lý các KCN phối hợp với Sở TN& MT diễn ra còn ít và chưa thường xuyên, vì vậy, các quy định về BVMT đối với nước thải KCN chưa được quan tâm và chú trọng, chưa thực sự hiệu quả.

Nhờ các hoạt động phổ biến các VBQPPL này thì việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trong công tác BVMT trong KCN đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các doanh nghiệp đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), có kế hoạch bảo vệ môi trường và quyết định phê duyệt ĐTM, đề án bảo vệ môi trường, phương án phục hồi môi trường thực hiện tốt hơn, cơ bản các doanh nghiệp đã có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Ngoài ra còn có các chương trình tập huấn dành cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường tại các đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN. Qua đó, góp phần phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực BVMT, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác QLNN về BVMT để chỉ đạo và thực hiện tốt hơn công tác BVMT tại đơn vị.

Tuy nhiên, tổ chức thực hiện VBQPPL về nước thải tại KCN Hòa Phú còn nhiều hạn chế như sau:

+ Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc khắc phục những tác động mà mình gây ra cho môi trường khi thực hiện các dự án nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và thực hiện đúng theo cam kết BVMT. Ngoài ra, việc đáng giá tác động môi trường còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu và thực hiện đúng và đủ thủ tục đánh giá tác động môi trường. Qua công tác rà soát các thủ tục về môi trường trong KCN thì một số doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc vấn đề này, một số doanh nghiệp thay đổi công suất, tăng quy mô sản xuất, bổ sung xây dựng các công trình, hạng mục chính, xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà chưa thực hiện đánh giá tác động môi trường. Có 02 doanh nghiệp chuyển nhượng dự án cho chủ mới cũng không thực hiện lại ĐTM, 03 doanh

nghiệp sau khi đã được phê duyệt đánh giá ĐMT nhưng quá 24 tháng không thực hiện dự án cũng không thu hồi lại quyết định phê duyệt.

+ Hàng năm doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng trong KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung phải thực hiện báo cáo xả thải nước thải ra nguồn tiếp nhận là 1 lần, báo cáo kết quả quan trắc các chỉ tiêu ô nhiễm 4 lần/ năm.

+ Gia hạn giấy phép xả thải phải thực hiện trước ít nhất 90 ngày trước ngày hết hiệu lực xả thải.

Việc tổ chức thực hiện một số nội dung của VBQPPL còn chậm như: + Chưa xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động tại nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Phú

+ Chưa triển khai lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng đầu vào tại nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Phú.

+ Nhiều doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú không lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng đầu ra.

+ Nhiều doanh nghiệp trong KCN chưa thực hiện đấu nối nước thải và kí kết hợp đồng xử lý nước thải với đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN.

+ Việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú còn diễn ra chậm, một sô hệ thống xử lý nước thải xử lý chưa đạt hiệu quả.

+ Chưa xây dựng quy chế BVMT KCN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)