- Thứ nhất, việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện VBQPPL
Do hệ thống chính sách pháp luật về quản lý nhà nước về Môi trường KCN còn chưa đầy đủ, chồng chéo. Việc tổ chức, phân công trách nhiệm về Môi trường KCN vẫn còn phân tán và thiếu sự thống nhất gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các vi phạm về quản lý nước thải công nghiệp chưa đủ sức răn đe.
- Thứ hai, hệ thống tổ chức QLNN về nước thải các KCN
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN: BQL KCN tỉnh ĐắkLắk là chủ đầu tư KCN Hòa Phú, đồng thời là chủ kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN thông qua công ty trực thuộc là Công ty Phát triển hạ tầng KCN Hòa Phú. Điều đó không đảm bảo tính khách quan cho công tác quản lý nhất là về vấn đề môi trường. Ngoài ra, lực lượng cán bộ QLNN về nước thải các KCN còn mỏng và chưa chuẩn hóa về trình độ chuyên môn.
- Thứ ba, nguồn lực thực hiện công tác BVMT trong KCN
nguồn thu ngân sách chưa cao, việc phát triển khu công nghiệp tương đối chậm và chưa được đầu tư đúng mức. Kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường về nước thải trong các KCN chưa được quan tâm.
Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong KCN nói chung, quản lý và xử lý nước thải công nghiệp nói riêng cũng là một trong những nhân tố làm gia tăng bất cập trong công tác quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk.
Kết luận chƣơng 2
Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về nước thải KCN, chương 2 trình bày thực trạng quản lý nhà nước về nước thải tại KCN Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với các nội dung chính sau:
Nội dung chương 2 đã mô tả khái quát về Khu Công Nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk, các ngành nghề hoạt động trong Khu công nghiệp Hòa Phú. Khái quát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú, đặc điểm nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú.Từ các cơ sở kết quả phân tích nước thải của các Doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú tác giả đã Phân tích thực trạng QLNN về nước thải trong Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk: Thực trạng tuân thủ và thực hiện công tác BVMT đối với nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, thực trạng tổ chức, phổ biến các VBQPPL trong công tác QLNN về nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, thực trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện công tác QLNN về nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệp trong KCN.
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng QLNN về nước thải KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tác giả đã đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế đó là: Hạn chế trong công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý môi trường KCN, hạn chế của hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường trong KCN, hạn chế trong nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo vệ môi trường KCN, hạn chế trong các chế tài xử phạt vi phạm môi trường, từ các hạn chế này tác giả đã nêu ra các nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về nước thải khu công nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đó là các nguyên nhân: Nguyên nhân trong việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện VBQPPL, nguyên nhân về hệ thống tổ chức QLNN về nước thải các KCN, nguyên nhân từ nguồn lực thực hiện công tác BVMT trong KCN.
Những nguyên nhân và hạn chế trên cần được khắc phục thông qua đề xuất các giải pháp. Đây sẽ là nội dung được đề cập trong chương 3 của luận văn.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP, HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NƢỚC THẢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG