thường được UBND tỉnh, huyện xây dựng cho thời gian từ 10-20 năm dựa trên quy hoạch SDĐ cấp quốc gia, quy hoạch tổng thể và điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh, huyện, hiện trạng, tiềm năng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh ở kỳ trước và nhu cầu, định mức SDĐ, trong đó có đất công, đất nông nghiệp của địa phương.
Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện phải đảm bảo được các nội dung cơ bản: định hướng sử dụng đất 10 năm; xác định diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng của tỉnh; xác định các khu vực SDĐ; lập bản đồ quy hoạch SDĐ và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch sử dụng đó trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch SDĐ của chính quyền cấp tỉnh, huyện, trước khi trình cấp trên phê duyệt, UBND các cấp phải trình HĐND thông qua quy hoạch, kế hoạch này. Ngoài ra, chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm vụ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đó.
1.2.5. Thanh tra, giám sát việc quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp nông nghiệp
Thanh tra, giám sát việc QLNN đối với đất công, nông nghiệp không chỉ mục đích duy nhất là theo dõi, giám sát, xem xét và đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp mà còn có thể đem lại nhiều kết quả cho phục vụ công tác hoạt động chính sách, xây
dựng pháp luật, phục vụ cho việc không ngừng đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hoạt động thanh tra, giám sát việc QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp được thể hiện qua các nội dung gắn liền với hoạt động QLNN về đất công, đất nông nghiệp như: Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất công, đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện văn bản đó; Hoạt động quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ; Hoạt động quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ; Hoạt động quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; Hoạt động quản lý đăng ký đất công, đất nông nghiệp, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Hoạt động quản lý tài chính về đất nông nghiệp và giá đất; Hoạt động quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ.
Chính quyền địa phương có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định của chính sách, pháp luật về đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn để đảm bảo các chủ thể sử dụng đất hợp pháp, phân phối lợi ích từ đất công bằng giữa các chủ thể liên quan đến đất công, đất nông nghiệp.
Cơ quan quản lý TN&MT phải có phòng thanh tra thực hiện chức năng này. Ngoài ra, còn có cơ quan thanh tra nhà nước các cấp giúp việc cho UBND thực hiện công tác thanh tra. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định, chính sách pháp luật về đất công, đất nông nghiệp không chỉ áp dụng đối với người sử dụng đất mà còn đối với đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý đất công, đất nông nghiệp.