nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy
2.3.1. Kết quả đạt được
Quận Cầu Giấy là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa cao và phát triển nhanh của thủ đô Hà Nội, nhiều vấn đề về đất đai nảy sinh, đòi hỏi công tác QLNN về đất đai ngày càng phải tăng cường.
Trong những năm qua, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy cơ bản được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai.
Công tác thực hiện các văn bản pháp luật:
Hệ thống văn bản quản lý đất công, đất nông nghiệp được UBND quận quan tâm thực hiện nhằm chỉ đạo các phường thực hiện tốt công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp.
Trong quá trình quản lý đất đai, phòng TN&MT quận Cầu Giấy đều thực hiện theo đúng các văn bản của UBND Thành phố, Sở TN&MT triển khai.
Về quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch SDĐ được quận Cầu Giấy thực hiện theo quyết định phê duyệt của UBND thành phố.
Về thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm:
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được các phường và quận triển khai theo đúng quy định của Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn của Bộ TN&MT, Sở TN&MT.
Hàng năm, quận Cầu Giấy đều có báo cáo thống kê đất đai hàng năm (từ năm 1998 đến năm 2019) và Báo cáo kiểm kê đất đai 05 năm (năm 2000,
2005, 2010 và 2015). Tại các báo cáo đều có đánh giá nguyên nhân biến động của các loại đất, trong đó có đất công, đất chưa sử dụng. Nguyên nhân biến động đất đai chủ yếu là do quận thực hiện các dự án thu hồi đất, GPMB theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Về cơ bản UBND quận Cầu Giấy thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của Bộ TN&MT tại các Thông tư, quyết định do Bộ TN&MT ban hành và của Sở TN&MT.
Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm: - Báo cáo thuyết minh thống kê, kiểm kê đất đai
- Hệ thống biểu tổng hợp tình hình sử dụng đất và biến động đất đai. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực SDĐ công, đất nông nghiệp:
Trong giai đoạn 2014-2018, UBND quận Cầu Giấy đã tiếp 02 Đoàn thanh tra (Đoàn thanh tra của Thanh tra Thành phố về đất công và Đoàn Thanh tra của Sở TN&MT về đất công, đất nông nghiệp) và 01 Đoàn Kiểm tra của Sở TN&MT về việc thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND của UBND TP Hà Nội. Số đơn vị phường, xã, thị trấn đã thanh tra, kiểm tra: 08/08. Số các đơn vị phường, xã, thị trấn tự kiểm tra và tổng hợp báo cáo: 08/08.
Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với đất công, đất nông nghiệp
UBND các phường đã thực hiện rà soát đến từng thửa đất nông nghiệp, đất công do UBND phường quản lý, đối chiếu hiện trạng sử dụng quản lý với hồ sơ, tài liệu bản đồ và quy hoạch SDĐ; làm rõ được từng phần diện tích có vi phạm.
Kết quả đã phát hiện và bước đầu đã xử lý được một số các vi phạm, ngăn chặn các vi phạm phát sinh, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác
QLNN về đất đai. Tổng trường hợp vi phạm đã phát hiện là 166 trường hợp với tổng diện tích đất bị vi phạm là 7,1292 ha, chiếm 38,87% tổng diện tích đất nông nghiệp do các HTX bàn giao cho UBND các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy quản lý.
Kết quả kiểm tra được tổng hợp chi tiết tại Biểu 2.9, Biểu 2.10 (Phụ lục 1) và Biểu 2.12 (Phụ lục 3).
Kết quả xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp:
Được thể hiện tại Biểu 2.9.
Kết quả xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất công:
Được thể hiện tại Biểu 2.11 (Phụ lục 2)
Đối với đất công, đất chưa sử dụng do UBND phường quản lý theo Quyết định số 73/1998/QĐ-UB:
- Tổng trường hợp vi phạm đã phát hiện là 184 trường hợp với tổng diện tích đất bị vi phạm là 1,7626ha, chiếm 1,26% đất công. Trong đó: Xây dựng nhà ở trái phép 171 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,6392 ha; cụ thể tại các phường: Yên Hòa 32 trường hợp (0,1019ha), Mai Dịch 21 trường hợp (0,1678ha), Trung Hòa 22 trường hợp (0,0642ha), Dịch Vọng Hậu 28 trường hợp (0,1198ha), Nghĩa Đô 30 trường hợp (0,1144ha), Nghĩa Tân 38 trường hợp (0,0711ha); Xây dựng nhà xưởng, nhà kho trái phép 01 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,0528ha tại phường Nghĩa Đô; Xây dựng làm bến, bãi kinh doanh mặt bằng 04 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,2811ha tại phường Dịch Vọng Hậu; Xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định 07 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,7835ha; cụ thể tại các phường: Mai Dịch 01 trường hợp (0,0210ha), Trung Hòa 05 trường hợp (0,5820ha), Quan Hoa 01 trường hợp (0,1805ha); Các vi phạm khác là 01
trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,0060 ha thuộc phường Dịch Vọng Hậu.
UBND quận đã xử lý xong 178 trường hợp cụ thể: 170 trường hợp xây dựng nhà ở (phường Yên Hòa 32 trường hợp, phường Mai Dịch 21 trường hợp, phường Trung Hòa 22 trường hợp, phường Dịch Vọng Hậu 28 trường hợp, phường Nghĩa Đô 29 trường hợp, phường Nghĩa Tân 38 trường hợp), thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã lập hồ sơ quản lý và thực hiện đăng ký đất đai theo quy định; 01 trường hợp xây dựng nhà xưởng, nhà kho trái phép tại phường Nghĩa Đô, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã lập hồ sơ quản lý, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh vi phạm mới tới khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch; 04 trường hợp xây dựng làm bến, bãi kinh doanh mặt bằng tại phường Dịch Vọng Hậu, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã chấm dứt cho thuê từ tháng 04/2018 đối với 0,0300ha tại tờ bản đồ số 19 (1994), thửa đất số 70; đã đưa đất vào SDĐ đúng mục đích hoặc thu hồi đất để thực hiện dự án đối với 0,2511ha tại tờ bản đồ số 01 (1987), thửa đất số 11 (124 đường Xuân Thủy); 01 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Mai Dịch, thời điểm trước năm 2014: Nhà Văn hóa phường Mai Dịch ký hợp đồng cho thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh. UBND phường Mai Dịch đã yêu cầu chấm dứt hợp đồng cho thuê. Hiện đã ngừng hoạt động kinh doanh; 01 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Quan Hoa, thời điểm trước năm 2014: UBND phường Quan Hoa đã phối hợp với các phòng, ban, đơn vị chức năng của quận Cầu Giấy tiến hành tổ chức cưỡng chế toàn bộ các vi phạm về trật tự xây dựng, trật tự đô thị theo quy định; 01 trường hợp vi phạm khác tại phường Dịch Vọng Hậu, thời điểm trước năm 2014: UBND phường Dịch Vọng Hậu đã yêu cầu dừng ngay
việc cho thuê làm cửa hàng kinh doanh và yêu cầu Công an phường Dịch Vọng Hậu thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai. Hiện trạng, không cho thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ.
Số trường hợp vi phạm còn phải xử lý là 06 trường hợp cụ thể: 05 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Trung Hòa, thời điểm trước năm 2014 (4 trường hợp) và năm 2016 (01 trường hợp), trường hợp năm 2016 đã xử lý được 500/560m2 đất, còn 60/560m2 đất phải xử lý; 01 trường hợp xây dựng nhà ở tại phường Nghĩa Đô, thời điểm năm 2018: UBND phường đã lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định. Tuy nhiên, chưa xử lý dứt điểm, còn tồn tại công trình vi phạm.
Đối với đất công, đất chưa sử dụng do UBND phường quản lý không theo Quyết định số 73/1998/QĐ-UB:
UBND quận đã phát hiện 194 trường hợp với tổng diện tích đất bị vi phạm là 0,7954ha, chiếm 8,28% đất công. Trong đó: Xây dựng nhà ở trái phép 152 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,5091ha; Cụ thể tại các phường: Yên Hòa 28 trường hợp (0,1091ha), Mai Dịch 04 trường hợp (0,0240 ha), Trung Hòa 117 trường hợp (0,3570ha), Dịch Vọng Hậu 03 trường hợp (0,0190ha); Xây dựng nhà xưởng, nhà kho trái phép: Không; Xây dựng làm bến, bãi kinh doanh mặt bằng 02 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,1198ha ở phường Mai Dịch; Xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định 40 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 0,1240ha; Cụ thể tại các phường: Mai Dịch 12 trường hợp (0,0820ha), Trung Hòa 01 trường hợp (0,0110ha), Dịch Vọng Hậu 27 trường hợp (0,0735ha).
UBND quận đã xử lý xong 184 trường hợp cụ thể: 146 trường hợp xây dựng nhà ở (Yên Hòa 28 trường hợp, Trung Hòa 115/117 trường hợp, Dịch Vọng Hậu 03 trường hợp), thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã lập hồ
sơ quản lý và thực hiện đăng ký đất đai theo quy định; 04 trường hợp xây dựng nhà ở (Mai Dịch 04 - Ao Thanh niên), thời điểm trước năm 2014: Do không phù hợp với quy hoạch là đất ở, UBND phường đã lập hồ sơ quản lý, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh vi phạm mới tới khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch; 01 trường hợp xây dựng làm bến, bãi kinh doanh mặt bằng tại phường Mai Dịch, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã lập hồ sơ quản lý, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh vi phạm mới tới khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch; 01 trường hợp xây dựng làm bến, bãi kinh doanh mặt bằng tại phường Mai Dịch (Ao Thanh niên), thời điểm năm 2018: UBND phường đã lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định; Đã tháo dỡ các công trình vi phạm; 12 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Mai Dịch, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã lập hồ sơ quản lý, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, không phát sinh vi phạm mới tới khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch; 01 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Trung Hòa, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình chờ dự án, khi giải phóng mặt bằng sẽ bàn giao theo quy định; Có 19/27 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Dịch Vọng Hậu, thời điểm trước năm 2014: UBND phường đã ra Thông báo, chấm dứt các hoạt động kinh doanh trái quy định và SDĐ đúng mục đích (diện tích 0,0600ha).
Các trường hợp còn phải xử lý 10 trường hợp gồm: 02 trường hợp xây dựng nhà ở (Trung Hòa 02/117), thời điểm trước năm 2014: UBND phường Trung Hòa dự kiến xử lý xong trong năm 2020; 08/27 trường hợp xây dựng cơ sở sinh thái, kinh doanh trái quy định tại phường Dịch Vọng Hậu, thời điểm trước năm 2014: UBND dân phường dự kiến xử lý chấm dứt các hoạt động kinh
doanh trái quy định và SDĐ đúng mục đích trong quý I/2020 (diện tích 0,0135ha).
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về đất công, đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy
Những hạn chế trong quản lý đất công:
UBND quận và UBND các phường thuộc quận Cầu Giấy là các đơn vị được tiếp nhận hồ sơ và diện tích đất công do UBND Thành phố bàn giao nhưng quá trình quản lý không thực hiện đúng các quy định tại Quyết định 73/1998/QĐ-UB ngày 22/12/1998 của UBND TP Hà Nội nên đã để xảy ra tình trạng cấp GCN QSDĐ cho một số hộ dân trên địa bàn vào các diện tích đất công theo hồ sơ UBND Thành phố bàn giao, không kiểm tra, rà soát hồ sơ đất công mà vẫn trình UBND TP Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Cầu Giấy còn chưa chặt chẽ, khi có vi phạm về SDĐ không có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để dẫn đến tình trạng sử dụng đất sai mục đích từ đất công thành các công trình nhà hàng ăn uống, kinh doanh dịch vụ. Một vài phường thuộc quận để cho các Hợp tác xã sử dụng đất công không lập dự án, không được giao đất, xây dựng trụ sở, nhà cao tầng cho thuê, buông lỏng quản lý để dân lấn chiếm, xây dựng nhà ở trái phép trên đất công.
Theo quy định của Luật đất đai, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý, sử dụng diện tích đất công vào mục đích công cộng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt hoặc đấu thầu cho thuy có thời hạn. Tuy nhiên tại một số phường có tình trạng giao cho các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp khai thác, sử dụng, liên doanh, liên kết cho thuê không đúng quy định, kinh phí thu từ hoạt động cho thuê có nơi nộp một phần về ngân
sách phường, có nơi không nộp về ngân sách, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Ngoài các diện tích đất công do UBND Thành phố bàn giao cho phường theo Quyết định số 73/1998/QĐ-UB, còn có các diện tích được thống kê trong bản đồ, sổ dã ngoại lập năm 1994 ghi tên chủ sử dụng là UBND phường hoặc không ghi tên chủ sử dụng nhưng trách nhiệm quản lý nhà nước tại địa phương đối với đất công thuộc trách nhiệm quản lý của UBND phường. Các phường buông lỏng quản lý nên để xảy ra tình trạng một phần diện tích đất công để các hộ dân lấn chiếm xây dựng nhà ở trái phép trên đất công.
UBND các phường không thiết lập hồ sơ xác định thời điểm xây dựng, diện tích xây dựng, không có hồ sơ xử lý trật tự xây dựng và xử lý đất đai đối với các trường hợp hộ dân lấn, chiếm xây dựng công trình trái phép trên đất công. Có tình trạng UBND phường giao cho Ban bảo vệ tổ dân phố làm bãi trông giữ xe, nguồn thu do Ban bảo vệ giữ không nộp cho UBND phường.
Những hạn chế trong quản lý đất nông nghiệp:
Trước Luật Đất đai 1993, toàn bộ quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy do HTX nông nghiệp quản lý. Năm 1998, các HTX nông nghiệp đều chuyển đổi sang mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Các tài liệu quản lý đất nông nghiệp HTX không bàn giao cho UBND các phường quản lý. Mặc dù UBND quận Cầu Giấy đã có các văn bản chỉ đạo 04 phường: Yên Hòa, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu yêu cầu HTX bàn giao quỹ đất nông nghiệp còn lại để UBND các phường quản lý nhưng việc chỉ đạo chưa quyết liệt và triệt để do vậy cho đến nay các Phường trên vẫn không bàn giao hồ sơ và diện tích đất nông nghiệp còn lại cho UBND các phường quản lý gây ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với nông nghiệp tại địa phương, không phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.
Công tác QLNN về đất nông nghiệp còn chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để dẫn đến các tổ chức sử dụng, hộ dân lấn chiếm, chuyển mục đích xây dựng thành nhà, quán cafe, quán bán hàng,…
Đối với UBND một số phường trong công tác QLNN về đất nông nghiệp còn để tình trạng không thực hiện đấu thầu các diện tích đất do phường quản lý, đất nông nghiệp xen kẹt mà cho thuê hoặc giao cho HTX hoặc cho một số đơn vị, tổ chức khai thác SDĐ nông nghiệp làm sân gôn, không thực hiện dự án đầu tư, giao đất theo quy định, gây thất thu ngân sách.
Hệ thống hồ sơ tài liệu địa chính hiện lưu giữ tại UBND phường hầu hết chỉ quản lý trên cơ sở Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/1000 và 1/500 được lập từ năm 1994, không có sổ mục kê đất đai kèm theo. Việc theo dõi về