Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đối vớ

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ nội vụ (Trang 35 - 37)

7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương

1.2.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đối vớ

trung tâm dịch vụ việc làm

Trong tình hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các TTDVVL công lập dần từng bước thực hiện cơ chế đơn vị sự nghiệp tự chủ hoạt động, tổ chức biên chế và tài chính.

Các TTDVVL công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, trên cơ sở đó chủ động tổ chức các dịch vụ tư vấn, đào tạo, GTVL, liên kết cung cấp lao động cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Hoạt động của TTDVVL công lập không phải hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận.

Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, điều hành huy động vốn, phân bổ các nguồn lực để tổ chức tốt cung ứng DVVL, cụ thể:

- Bố trí địa điểm, đầu tư trang thiết bị cho việc phát triển các TTDVVL công. Bên cạnh đó ngân sách Trung ương (từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm), Quỹ BHTN, các nguồn tài trợ quốc tế được huy động để đầu tư, nâng cao các hoạt động DVVL nhằm cung cấp được các sản phẩm tốt cho NLĐ, NSDLĐ.

- Hàng năm, UBND tỉnh giao biên chế, tài chính đảm bảo cho hoạt động không có thu của TTDVVL công; Quỹ BHTN giao định suất, tài chính để đảm bảo cung cấp các hoạt động DVVL phục vụ cho người thất nghiệp.

- DNDVVL mặc dù chưa được nhà nước phân bổ nguồn lực phục vụ cung ứng DVVL, nhưng Nhà nước đã cũng đã có chính sách hỗ trợ trong hoạt động như tạo hành lang pháp lý cho hoạt động, hỗ trợ trong công tác thông tin TTLĐ. Về nguyên tắc, không có quốc gia nào phân bổ nguồn lực cho các DNDVVL, lợi nhuận của DNDVVL có từ phí thu từ doanh nghiệp và NLĐ sử dụng dịch vụ.

TTDVVL được thu phí, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về phí, pháp luật về thuế.

Nguồn tài chính của TTDVVL công lập bao gồm: Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí); Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có); Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định của pháp luật; Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật [1].

Phí DVVL thu được là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, TTDVVL công được sử dụng toàn bộ (100%) tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc GTVL và thu phí [1].

Đối với Doanh nghiệp hoạt động DVVL: phí DVVL là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Tiền phí thu được là doanh thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định. Hàng năm, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành [1].

Về cơ sở vật chất đối với các TTDVVL công lập: Phải đảm bảo có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới), có trang thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện các hoạt động DVVL theo quy định quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và công chức, viên chức và NLĐ.

Đối với các DNDVVL: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ nội vụ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)