7. Bố cục của luận văn: gồm 3 chương
2.2.1. Loại hình các trung tâm dịch vụ việc làm
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, từ năm 2007, Sở LĐTBXH Thành phố đã chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tiến hành kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp có chức năng hoạt động DVVL để thành lập lại, cấp giấy phép, gia hạn hoạt động DVVL theo quy định tại Nghị định số 19/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Kết quả chỉ có 10 Trung tâm đủ điều kiện bao gồm: Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội; Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội; Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Niên Hà Nội; Trung tâm Dịch vụ việc làm 20/10 Phụ nữ Hà Nội; Trung tâm Dịch vụ việc làm Hội Cựu chiến binh; Trung tâm Dịch vụ việc làm Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp; Trung tâm Dịch vụ việc làm Công đoàn Hà Nội; Trung tâm Dịch vụ việc làm Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Trung tâm Dịch vụ việc làm Ban quản lý các khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên.
Sau khi mở rộng và địa giới hành chính, hai TTDVVL đã thực hiện chuyển đổi hoạt động bao gồm: Trung tâm Dịch vụ việc làm Bộ tư lệnh Tăng Thiết giáp chuyển đổi hoạt động năm 2009; Trung tâm Dịch vụ việc làm Công đoàn Hà Nội dừng hoạt động DVVL, chuyển sang lĩnh vực đào tạo và đổi tên thành Trường trung cấp nghề Công đoàn Hà Nội.
Thực hiện Quyết định số 375/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức lại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội trực thuộc Sở LĐTBXH, hai TTDVVL của Thành phố đã tiến hành hợp nhất thành Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
Theo tinh thần Nghị quyết 39 ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Thành ủy nhằm tinh gọn đầu mối, thống nhất quản lý, nâng cao hiệu quả, tháng 12/2018 TTDVVL và Hỗ trợ thanh niên Hà Nội chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị: TTDVVL Thanh niên Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên Hà Nội và Trung tâm Giáo dục lao động hướng nghiệp Thanh niên Hà Nội.
Như vậy, đến năm 2020, trên địa bàn Thành phố Hà Nội chỉ tồn tại 06 TTDVVL công lập, trong đó có 01 TTDVVL trực thuộc sự quản lý của Sở LĐTBXH Hà Nội là Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
DNDVVL đã từng bước hoàn thiện và phát triển cả về số lượng và chất lượng theo Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động DVVL của doanh nghiệp hoạt động DVVL. Các doanh nghiệp hoạt động DVVL đã được cấp phép đều đảm bảo các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, nhân sự, ký quỹ để phòng ngừa rủi ro cho NLĐ. Đến nay, Hà Nội có 176 doanh nghiệp hoạt động DVVL. Doanh nghiệp hoạt động DVVL phân bố ở những địa phương có TTLĐ phát triển, gần các khu công nghiệp, khu chế xuất, chủ yếu thực hiện kết nối việc làm cho lao động trình độ cao.