7. Kết cấu luận văn
2.1.2. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Thừa Thiên Huế [31 ]
2.1.2.1. Cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
Cấp ủy tỉnh có 53 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ 08 đồng chí, chiếm 15,09%; cán bộ dân tộc thiểu số 02 đồng chí, chiếm 3,77%
Cán bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý 167 đồng chí, trong đó nữ 21 đồng chí, chiếm 12,57%; cán bộ dân tộc thiểu số 01 đồng chí, chiếm 0,59%.
Cán bộ các đảng ủy cấp trên cơ sở diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý 176 đồng chí, trong đó nữ 12 đ/c, chiếm 6,81%.
Cán bộ cơ quan Trung ƣơng đóng trên địa bàn diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý 61 đồng chí, trong đó nữ 11, chiếm 6,71%
Đội ngũ cán bộ cơ quan Đảng, đoàn thể: Cán bộ, công chức, viên chức Khối cơ quan Đảng và đoàn thể chính trị - xã hội toàn tỉnh hiện có là 998 ngƣời
Đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Nhà nƣớc: Cán bộ, công chức Khối các cơ quan Nhà nƣớc toàn tỉnh hiện có là 2.545 ngƣời
Đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp: Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp toàn tỉnh hiện có là 25.611 ngƣời
Đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phƣờng, thị trấn: Đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phƣờng, thị trấn toàn tỉnh hiện có là 3.266 ngƣời. Trong đó, số cán bộ chuyên trách do bầu cử có 1.586 ngƣời, chiếm 48,56% và số công chức chuyên môn có 1.680 ngƣời, chiếm 51,43%
Thời gian qua, đội ngũ cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn đƣợc tăng cƣờng cả số lƣợng và chất lƣợng, từng bƣớc đƣợc trẻ hoá và tiêu chuẩn hoá; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ có bƣớc tiến bộ rõ rệt, có khả năng lãnh đạo, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện tốt đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Việc bố trí những ngƣời hoạt động
25
không chuyên trách trong hệ thống chính trị ở cơ sở đƣợc các đảng ủy xã, phƣờng, thị trấn quan tâm tuyển chọn. Phần lớn các xã, phƣờng, thị trấn đã bố trí đủ số lƣợng ngƣời hoạt động không chuyên trách theo quy định của tỉnh, chế độ phụ cấp từng bƣớc đƣợc cải thiện.
Việc thu hút, khuyến khích sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn đã có kết quả tốt với hàng trăm sinh viên đƣợc tuyển dụng vào công tác ở các chức danh chuyên môn nhƣ văn phòng, địa chính, văn hóa thông tin, nhất là đƣa một số sinh viên về giữ chức phó chủ tịch UBND các xã, thị trấn và cán bộ biên phòng về giữ chức vụ phó bí thƣ đảng ủy đối với một số xã biên giới ở huyện A Lƣới.
2.1.2.2. Cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang
Đội ngũ cán bộ lực lƣợng vũ trang trong tỉnh thƣờng xuyên đƣợc củng cố và kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới, có quan điểm lập trƣờng vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuyệt đối trung thành với Đảng, với chế độ, chấp hành nghiêm các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách pháp luật Nhà nƣớc, có ý thức cảnh giác cách mạng, tổ chức kỷ luật cao, chịu đựng gian khó, phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ. Trình độ năng lực chỉ huy thực hiện nhiệm vụ ngày càng đƣợc nâng lên. Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lực vũ trang cần phải nâng cao hơn nữa chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, đƣa lực lƣợng vũ trang ngày càng tinh gọn, chính quy, tinh nhuệ nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nƣớc và nhân dân.
26
2.1.3. Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo khoản 1, Điều 3, Nghị định 101/2017/NĐ-CP, ngày 01/9/2017 của Chính Phủ về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức xác định nguyên tắc: “Đào tạo, bồi dƣỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị”.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định 150/2013/NĐ-CP, ngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức “Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là người được bầu cử hoặc được người có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ có thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và được hưởng phụ cấp lãnh đạo”.
Theo Quy định 2540-QĐ/TU, ngày 14/4/2020 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý (sửa đổi, bổ sung Quy định 1050- QĐ/TU, ngày 11/01/2018 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý) thì chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện bao gồm: Ủy viên ban thƣờng vụ cấp ủy cấp huyện, Bí thƣ cấp ủy cấp huyện, Phó Bí thƣ cấp ủy cấp huyện, Chủ tịch hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân cấp huyện, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Trƣởng ban đảng cấp huyện và Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp huyện. Ngoài
27
tiêu chuẩn chung cho tất cả các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý thì quy định này còn quy định tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ.
2.1.3.1. Tiêu chuẩn chung
Về chính trị, tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tƣởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có lập trƣờng, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo vệ Cƣơng lĩnh, đƣờng lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nƣớc và phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. Có tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phƣơng, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tƣ.
Tuyệt đối không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gƣơng mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; chỉ đạo quyết liệt chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để ngƣời thân, ngƣời quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng,
28
đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nƣớc trong công tác cán bộ.
Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên (những đồng chí sinh năm 1976 trở lại đây phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đại học hệ chính quy); lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên (riêng cán bộ thuộc diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý là ngƣời dân tộc thiểu số đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tƣơng đƣơng trở lên và đã có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc ngạch chuyên viên chính); trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp với ngạch công chức đang giữ theo quy định.
Về năng lực và uy tín: Có tƣ duy đổi mới, tầm nhìn chiến lƣợc; phƣơng pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; có năng lực tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận có khả năng phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, địa bàn, địa phƣơng, cơ quan, đơn vị đƣợc phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, dám đƣơng đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; đƣợc cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tƣởng, tín nhiệm cao.
29
Về sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dƣới trực tiếp và tƣơng đƣơng; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
2.1.3.2. Tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện
Ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện
Đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn chung; đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Đảng bộ về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm. Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nƣớc, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh kế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, tham gia đóng góp, hoạch định đƣờng lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để ban chấp hành đảng bộ, ban thƣờng vụ, thƣờng trực huyện ủy thảo luận, quyết định. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ trƣởng các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở huyện và tƣơng đƣơng; đã có thời gian tham gia ban chấp hành đảng bộ huyện từ 36 tháng trở lên. Trƣờng hợp ủy viên ban thƣờng vụ cấp ủy cấp huyện công tác trong Quân đội thì phải đang giữ chức vụ chỉ huy trƣởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
Bí thư cấp ủy cấp huyện
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: tiêu chuẩn nhất về đạo đức, trí tuệ, có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong ban chấp hành, ban thƣờng vụ và đảng bộ, không cục bộ địa phƣơng và lợi ích nhóm. Có trình độ kiến thức toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh,
30
đối ngoại..., nắm chắc tình hình chung của địa phƣơng và của tỉnh. Có quyết tâm chính trị cao, quyết đoán, quyết liệt để quyết định xử lý những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến địa phƣơng. Am hiểu sâu, rộng về công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và hoạt động của hệ thống chính trị. Có năng lực cụ thể hóa đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc vào việc hoạch định chiến lƣợc xây dựng, phát triển và lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả ở địa phƣơng. Có khả năng chỉ đạo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phát hiện và đề xuất với tỉnh những chủ trƣơng, cơ chế, chính sách và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn địa phƣơng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ của chức danh phó bí thƣ cấp ủy cấp huyện.
Phó Bí thư cấp ủy cấp huyện
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Huyện ủy, Ban Thƣờng vụ, Thƣờng trực Huyện ủy và trong toàn Đảng bộ. Giàu kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Có kiến thức sâu, rộng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Nhạy bén về chính trị, quyết liệt trong điều hành và có khả năng điều phối hài hòa, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tham mƣu, giúp việc của Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ủy viên ban thƣờng vụ cấp ủy cấp huyện (có thời gian tham gia từ 36 tháng trở lên) hoặc phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chủ tịch hội đồng nhân dân cấp huyện
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: có trình độ, kiến thức toàn diện về pháp luật và quản lý nhà nƣớc; am hiểu về tình hình chính trị, kinh tế,
31
xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của địa phƣơng, của đất nƣớc. Có năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, nghị quyết của cấp ủy thành nghị quyết quy định của hội đồng nhân dân về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của địa phƣơng; đồng thời, chỉ đạo tổ chức giám sát thực hiện có hiệu quả. Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các thể chế, cơ chế, chính sách về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tại địa phƣơng. Có khả năng phối hợp, giữ mối liên hệ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và công dân; chỉ đạo giải quyết kịp thời các kiến nghị hợp pháp, chính đáng của cử tri; đại diện tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tổ chức, điều hành hoạt động của hội đồng nhân dân hiệu quả và đúng pháp luật. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ của ủy viên ban thƣờng vụ cấp ủy cấp huyện (có thời gian tham gia từ 36 tháng trở lên) hoặc phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện
Bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: có trình độ, kiến thức toàn diện về pháp luật và quản lý hành chính nhà nƣớc; am hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của địa phƣơng và đất nƣớc.