PHÂN TÍCH SỰ ĐA DẠNG CỦA CÂY THUỐC DO NGƢỜI CƠ TU SỬ

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của đồng bào dân tộc CơTu thuộc xã A Tiêng huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. (Trang 34 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2. PHÂN TÍCH SỰ ĐA DẠNG CỦA CÂY THUỐC DO NGƢỜI CƠ TU SỬ

Huyện Tây Giang, Tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Đa dạng về bậc phân loại (họ, chi, loài) của cây thuốc

Qua kết quả điều tra thống kê đƣợc 75 loài cây thuốc thuộc 69 chi 50 họ.

Tính đa dạng về thành phần loài cây thuốc không chỉ thể hiện ở số lƣợng các Taxon của hệ mà còn thể hiện ở sự phân bố của các Taxon trong các ngành. Kết quả này đƣợc thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc trong các ngành.

Ngành Họ Chi Loài Tỷ lệ % số loài từng

ngành/ tổng số loài Lycopodiophyta 2 2 2 2,67 Polypodiophyta 5 5 5 6,67 Gymnosper matophyta 1 1 1 1,33 Angiospermatophyta 42 61 67 89,33 Tổng cộng 50 69 75 100

Hệ cây thuốc ở địa bàn nghiên cứu tuy đa dạng về thành phần loài nhƣng loài lại tập trung không đều trong các ngành. Trong đó, chủ yếu tập trung ở ngành Angiospermatophyta. Theo số liệu của bảng 3.2 thì số loài tập trung ở ngành Angiospermatophyta chiếm tỷ lệ rất cao lên đến 89,33% gồm 67 loài, 61 chi, 42 họ. Trong khi đó, ngành Polypodiophyta chiếm 6,6,7% tổng số loài với 5 loài, 5 chi, 5 họ; còn ngành Lycopodiophyta chiếm 2,67% số loài với 2 loài, 2 chi, 2 họ; ngành Gymnosper matophyta chỉ có duy nhất 1 loài, 1 chi, 1 họ, chiếm có 1,33%.

Để thấy rõ sự đa dạng trong thực vật chúng tôi tiến hành khảo sát sâu hơn ngành Hạt kín (Angiospermatophyta). Trong ngành Hạt kín gồm 2 lớp: Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae). Ta thấy số liệu trong 2 lớp trên có sự khác biệt rất lớn thể hiện ở bảng sau:

28

Bảng 3.3 Thống kê số lượng họ, chi, loài cây thuốc của ngành Hạt kín.

Ngành và lớp Họ Chi Loài

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

Angiospermae 42 100 61 100 67 100

Dicotyledoneae 32 76,19 47 77,05 53 79,10 Monocotyledoneae 10 23,81 14 22,95 14 20,90

Qua bảng số liệu cho thấy đại đa số các cây thuốc phân bố ở lớp Hai lá mầm chiếm đến 76,19% số họ, 77,05% số chi và 70,10% số loài với 32 họ, 47 chi và 53 loài. Trong khi đó, lớp Một lá mầm chỉ chiếm 23,81% số họ, 22,95% số chi và 20,90% số loài với 7 loài, 11 chi và 11 loài. Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp nhƣng lớp Một lá mầm cũng đóng góp một số cây dƣợc liệu quý có giá trị nhƣ: Thiên niên kiện, Sâm cau.

3.2.2. Đa dạng về số lượng loài cây thuốc trong các họ

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn đi sâu vào nghiên cứu sự đa dạng về số lƣợng loài cây thuốc trong các họ, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.4:

Bảng 3.4. Thống kê số lượng loài cây thuốc trong các họ

Số họ có

Ngành, lớp 3-6 loài 2 loài 1 loài

Lycopodiophyta 0 0 2 Polypodiophyta 0 0 5 Gymnosper matophyta 0 0 1 Angiospermatophyta 7 6 30 Dicotyledoneae 6 4 22 Monocotyledoneae 1 2 7 Tổng Số loài 26 12 37 Số họ 7 6 37 Tỷ lệ % Số loài 34,67 16 49,33 Số họ 14 12 74

Qua kết quả bảng 3.4 cho thấy đa số các họ 1, có 37 họ có 1 loài, chiếm đến 49,33% tổng số loài và 74% số họ, tập trung chủ yếu ở ngành Hạt kín có 30 họ, 3 ngành còn lại chỉ có 8 họ. Có 6 họ có 2 loài, tập trung ở ngành Hạt kín chiếm 16% số loài và 12% số họ, 3 ngành còn lại không có họ có 2. Có 7 họ có 3-6 loài với 26 loài, chiếm 34,67% số

29

loài và 14% số họ, một số họ giàu loài nhƣ họ Đậu (Fabaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae), mỗi họ có 6 loài.

3.2.3. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh

Mỗi loài cây thuốc khác nhau thích nghi với từng điều kiện sống khác nhau, điều kiện sống đó rất phong phú và phức tạp từ vƣờn nhà, đồng ruộng, ven sông - suối đến vách đá, núi cao trong rừng tự nhiên, rừng trồng, hay có những cây có lối sống thích nghi với nhiều môi trƣờng sống.

Căn cứ và thảm thực vật và địa hình nơi nghiên cứu, chúng tôi tạm chia khu vực nghiên cứu thành 5 kiểu sinh cảnh với sự kí hiệu nhƣ sau:

R: Sinh cảnh rừng tự nhiên Rt: Sinh cảnh rừng trồng

B: Sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ V: Sinh cảnh vƣờn nhà

S: Sinh cảnh ven suối

Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh

STT Sinh cảnh Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài

1 Sinh cảnh rừng tự nhiên 39 37,14

2 Sinh cảnh rừng trồng 4 3,81

3 Sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ 20 19,05

4 Sinh cảnh vƣờn nhà 35 33,33

5 Sinh cảnh ven suối 7 6,67

Qua số liệu chúng tôi nhìn thấy sự phân bố không đều của các loài cây thuốc khác nhau trên các sinh cảnh khác nhau. Cây thuốc tập trung nhiều nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên với 39 loài, chiếm 37,14%. Đây cũng là một thuận lợi nhƣng cũng là một khó khăn rất lớn do hiện nay diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân. Vì thế cần phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển nguồn dƣợc liệu ở đây. Đứng thứ 2 là sinh cảnh vƣờn nhà với 35 loài (chiếm 33,33%), tiếp đến là sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ có 20 loài (chiếm 19,05%), thứ 4 là sinh cảnh ven suối có 7 loài (chiếm 6,67%). Cuối cùng là sinh cảnh rừng trồng với 4 loài (chiếm 3,81%). Đối với các cây thuốc rừng trồng có tuổi thọ rất ngắn gắn liền với tuổi thọ của thực vật rừng trồng.

30

Do đó cần phải nghiên cứu, lập kế hoạch để bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc này tại nhà hoặc vƣờn thuốc nam của xã. Đối với các loài cây thuốc trong vƣờn nhà chỉ một số ít đƣợc trồng có chủ đích trong việc dùng để chữa bệnh, còn lại đa số là cây mọc hoang, ngƣời dân thì lại không có ý thức chăm sóc mà chỉ khai thác khi cần thiết. Vì thế, cần quán triệt công tác bảo tồn để tránh làm mất đi nguồn tài nguyên dƣợc liệu tự nhiên này.

3.2.4. Đa dạng về bộ phận được sử dụng của cây để làm thuốc

Việc nghiên cứu các bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh cao của các bộ phận khác nhau, mà có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn.

Trong cây thuốc có nhiều bộ phận dụng làm thuốc nhƣ rễ, củ, vỏ rễ, thân, lá, hoa, hạt,… Có loài chỉ dùng một bộ phận, có loài một vài bộ phận, nhƣng cũng có loài đƣợc dùng toàn cây. Tuy nhiên khi thu hái bộ phận sử dụng làm thuốc khác nhau, cần lƣu ý đối với mỗi loại cây khác nhau còn có mùa thu hái khác nhau, chúng có thể dùng kết hợp hoặc dùng riêng lẻ tùy thuộc vào công dụng chữa bệnh của chúng.

Kết quả các bộ phận sử dụng đƣợc thống kê ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc

STT Các bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài

1 Cả cây 20 25,97 2 Rễ, vỏ rễ, củ, thân rễ 17 20,08 3 Thân 11 14,29 4 Lá, cành lá, ngọn 19 24,68 5 Hoa, nụ hoa 1 1,30 6 Quả 8 10,39 7 Hạt 2 2,60

Qua kết quả ở bảng 3.6 cho thấy sự đa dạng và phong phú trong việc sử dụng các bộ phận khác nhau để làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, cả cây đƣợc sử dụng nhiều nhất chiếm đến 25,97% với 20 loài. Đây cũng là vấn đề mà lĩnh vực bảo tồn cần quan tâm, vì nếu khai thác lá, thân, hoa, quả thì có thể cây còn có cơ hội sống sót, nhƣng khi bị khai thác cả cây thì liệu loài còn đƣợc tồn tại qua thời gian, vấn đề đƣợc đặt ra ở đây là cần

31

phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc hợp lí, ngăn chặn sự khái thác quá mức, làm cạn kiệt thậm chí làm tuyệt chủng loài.

Bộ phận đƣợc sử dụng thứ 2 đó là lá với 19 loài (chiếm 24,68%), không chênh lệch nhiều so với các cây thuốc đƣợc sử dụng toàn thân. Sử dụng rễ, vỏ rễ, củ hoặc thân rễ với 17 loài (chiếm 20,08%). Trong khi đó số lƣợng cây đƣợc sử dụng bộ phận để dùng làm thuốc là 11 loài (chiếm 14,29%). Chiếm 10,39% tỷ lệ bộ phận so với tổng số loài là số lƣợng cây thuốc sử dụng quả để làm thuốc với 8 loài. Ở tỷ lệ rất thấp là cây đƣợc sử dụng bộ phận hoa và hạt chiếm có 3,9%, cụ thể là sử dụng hoa chiếm 1,3% với 1 loài và sử dụng hạt chiếm 2,6% với 2 loài.

3.2.5. Đa dạng về các loại bệnh được chữa bằng các loài cây thuốc.

Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền, một cây có thể chữa một hoặc nhiều loài bệnh khác nhau. Có thể dùng một hoặc dùng kết hợp tùy theo từng loại bệnh và loại cây. Tuy nhiên dựa vào tài liệu của Đỗ Tất Lợi (2006) chúng tôi tạm chia việc sử dụng cây thuốc theo nhóm bệnh nhƣ sau:

Bảng 3.7 Thống kê các loại cây thuốc được người Cơ Tu chữa theo nhóm bệnh

STT Nhóm bệnh Số loài Tỷ lệ % so với

tổng số loài

1 Các loài cây thuốc chữa bệnh của phụ nữ 5 4,72 2 Các loài cây thuốc trị mụn nhọt, mẫn ngứa, ghẻ 12 11,32 3 Các loài cây thuốc chữa bệnh về gan 3 2,83 4 Các loài cây thuốc chữa bệnh lị 7 6,60 5 Các loại cây thuốc liên quan đến tiểu tiện, đại

tiện 11 10,38

6 Các loài cây thuốc có tác dụng cầm máu 6 5,66 7 Các loài cây thuốc chữa bệnh về huyết áp, tim

mạch 1 0,94

8 Các loài cây thuốc chữa đau bụng, đi cầu lỏng 5 4,72 9 Các loài cây thuốc chữa bệnh dạ dày, tá tràng,

rối loạn tiêu hóa 3 2,83

10 Các loài cây thuốc chữa phong thấp, đau nhức

32

11 Các loài cây thuốc chữa bệnh về mắt, tai, mũi,

họng, răng 5 4,72

12 Các loài cây thuốc chữa cảm sốt 7 6,60

13 Các loài cây thuốc chữa ho hen 5 4,72

14 Các loài cây thuốc chữa mất ngủ, suy nhƣợc

thần kinh 3 2,83

15 Các loài cây thuốc có tác dụng bổ, thanh nhiệt 10 9,43 16 Các loài cây thuốc chữa bênh liên quan đến

thân, đƣờng tiết niệu 10 9,43

17 Các loài cây thuốc chữa vết thƣơng do côn

trùng, động vật cắn 5 4,72

18 Các loài cây thuốc chữa ung thƣ 1 0,94

Qua kết quả trên ta thấy rằng với tổng số 75 loài thống kê đƣợc do ngƣời dân tộc Cơ Tu ở xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam dùng để chữa 18 nhóm bệnh khác nhau. Đối với những nhóm bệnh khác nhau thì loài cây đƣợc sử dụng khác nhau, bộ phận dùng khác nhau và khác nhau ở cả cách dùng cây thuốc, có những nhóm bệnh dùng cây thuốc riêng lẻ, cũng nhóm bệnh cần kết hợp nhiều cây thuốc; trong đó, nhóm bệnh mụn nhọt, mẫn ngứa, ghẻ có số lƣợng loài cây thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất với 12 loài chiếm 11,32%; nhóm bệnh liên quan đến tiểu tiện, đại tiện có 11 cây chiếm 10,38%; trong khi đó nhóm bệnh liên qua đến thân, đƣờng tiết niệu và nhóm có tác dụng bổ, thanh nhiệt có số lƣợng loài cây thuốc bằng nhau là 10 loài cùng chiếm tỉ lệ 9,43%; tiếp đến là các nhóm bệnh có số lƣợng cây thuốc từ 3 đến 8 loài, chiếm từ 2,83 – 7,55% đó là các nhóm bệnh mất ngủ, suy nhƣợc thần kinh, dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi cầu lỏng, bệnh phụ nữ, bệnh về mắt, tai, mũi, họng, răng, ho, hen, bệnh do côn trùng cắn. Còn lại bệnh về huyết áp, tim mạch và ung thƣ mỗi loại chỉ có một cây thuốc duy nhất. Bên cạnh những cây thuốc đã đƣợc phân loại, vẫn còn nhiều cây thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau nhƣng chúng tôi chƣa nghiên cứu cũng nhƣ chƣa phân loại hết.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của đồng bào dân tộc CơTu thuộc xã A Tiêng huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)