DANH SÁCH CÁC LOÀI CÂY CÓ TÊN TRONG SÁCH ĐỎ

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của đồng bào dân tộc CơTu thuộc xã A Tiêng huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.3. DANH SÁCH CÁC LOÀI CÂY CÓ TÊN TRONG SÁCH ĐỎ

Để có chính sách hợp lí đối với công tác bảo tồn, chúng tôi tiến hành thống kê số loài thực vật mà ngƣời dân tộc Cơ Tu của xã A tiêng sử dụng làm thuốc thuộc nguồn gen quý hiếm tại địa bàn nghiên cứu dựa vào sách Đỏ Việt Nam (2007) – Phần Thực vật

33

Bảng 3.8. Các loài cây thuốc có tên trong sách Đỏ Việt Nam – Phần Thực vật

(năm 2007)

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Tên địa

phƣơng

Mức độ nguy cấp

1 Drynaria fortunei (Kuntze

ex Mett.) J. Smith Cốt toái bổ Dong chƣi EN EN (Endangered): Nguy cấp

Trong tổng số 75 loài đã đƣợc thống kê, có 1 loài thuộc nguồn gen quí hiếm (chiếm 1,33%), đƣợc xếp vào cấp độ EN (nguy cấp). Đây là loài có giá trị sử dụng cao, mức độ đe dọa loài này rất lớn. Vì vậy, cần phải bảo tồn nguồn gen loài này trƣớc khi chúng bị khai thác cạn kiệt.

3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tài nguyên cây thuốc

3.4.1. Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ Tu.

Bảng 3.9. Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cơ Tu

STT Nguồn cây thuốc Số ngƣời Tỉ lệ %

1 Hái trong vƣờn 15 28

2 Thu hái từ rừng 27 54

3 Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc 0 0

4 Ý kiến khác 9 18

Quả bảng và biểu đồ nhận thấy nguồn tài nguyên cây thuốc của ngƣời Cơ Tu sử dụng đƣợc thu hái từ rừng là chủ yếu chiếm 54%, đây cũng chính là nguyên nhân gây áp lực lớn đối với công tác bảo tồn nguồn tài nguyên này. Chiếm 28% số ngƣời thu hái cây thuốc sẵn có trong vƣờn nhà để chữa bệnh, 18% có ý kiến khác đƣợc cho là có ngƣời tặng hoặc xin từ các hộ khác.

3.4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cơ Tu

Qua kết quả điều tra về mục đích sử dụng cây thuốc của 50 ngƣời dân ở nhiều độ tuổi khác nhau ở xã Atiêng, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh trong cộng đồng dân tộc ở đây đã có từ lâu đời, sự dụng với nhiều mục đích khác nhau, qua quá trình điều tra chúng tôi đã thống kê đƣợc với kết quả nhƣ bảng 3.10.

34

Bảng 3.10. Mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cơ Tu

STT Mục đích sử dụng Số ngƣời Tỉ lệ %

1 Để phòng bệnh, chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe 33 66

2 Bán cho ngƣời khác 8 16

3 Nghiên cứu dƣợc tính 0 0

4 Một phần chữa bệnh một phần để trồng 6 12

5 Đem về trồng 3 6

6 Mục đích khác 0 0

Qua kết quả phân tích ở bảng 3.10 chúng tôi nhận thấy đa số ngƣời dân trong xã sử dụng cây thuốc với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, có tới 66% ngƣời. Có 16% số ngƣời trả lời là hái thuốc với mục đích kinh tế, bán lại cho ngƣời khác, chiếm 12% là số ngƣời hái cây thuốc một phần sử dụng để chữa bệnh và một phần đem trồng ở vƣờn nhà để tiện cho việc sử dụng tiếp theo, chiếm tỉ lệ rất thấp là số ngƣời hái cây thuốc sẵn có ở rừng với mục đích mang về trồng trong vƣờn. Ngƣời dân chƣa có ý định sẽ nghiên cứu dƣợc tính của cây thuốc

3.5. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc

3.5.1. Khai thác hợp lí

Với diện tích đa số là rừng, nguồn tài nguyên thực vật nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng rất phong phú và đa dạng, cây thuốc cũng chính là nguồn tài nguyên thực vật có thể tái sinh đƣợc. Hiện nay cây thuốc đang bị khai thác quá mức nhƣng tỉ lệ tái sinh là rất thấp do ngƣời dân chƣa có thói quen trồng lại, cứ thế nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt dần, không còn đủ cung cấp cho ngƣời dân bản địa nói riêng và cho cả nƣớc nói chung. Vì thế cần phải tuyên truyền cho ngƣời dân về giá trị cũng nhƣ tầm quan trọng của việc khai thác hợp lí nhằm bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm làm dƣợc liệu. Để thực hiện đƣợc vấn đề này chúng tôi xin đƣa ra một số quy tắc chung cho việc khai thác nhằm bảo vệ, tái sinh, khôi phục và phát triển cây thuốc, cụ thể là:

- Khi thu hái quả hoặc hạt của cây thuốc cần giữ lại một số hạt và quả để làm giống. - Đối với những cây chƣa đủ tuổi khai thác thì không đƣợc chặt phá, bẻ cành.

- Đối với những cây không dùng gốc, rễ thì không đƣợc chặt phá cả cây hay đào bới. - Đối với dây leo mà sản phẩm là thân cây thì nên chặt cách mặt đất 15-30 cm để cây có thể tái sinh.

35

- Đối với những cây lấy củ, sau khi khai thác phải có cách trồng lại ngay.

- Đối với những cây lấy hoa, quả, hạt thì chỉ cần khai thác bộ phận dùng, không chặt phá cả cây.

3.5.2. Công tác bảo tồn

Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có 2 hình thức bảo tồn cơ bản có thể áp dụng tại xã Atiêng bao gồm: bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị.

a. Bảo tồn nguyên vị

Bảo tồn nguyên vị là hình thức bao tồn tại chỗ, hình thức này đƣợc áp dụng cho tất cả mọi đối tƣợng cần đƣợc bảo tồn, những đối tƣợng chƣa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại. Nhằm phù hợp với điều kiện môi trƣờng sống tự nhiên của các loài, đảm bảo cho sự sinh trƣởng và phát triển.

Hình thức này có chi phí thấp muốn thực hiện đƣợc hình thức này cần xác định đƣợc vùng phân bố của cây thuốc mới có thể thực hiện tốt công tác bảo tồn này. Việc huy động còn có sự tham gia của ngƣời địa phƣơng, đặc biệt là ngƣời am hiểu về cây thuốc là vô cùng quý báu giúp cho hoạt động bảo tồn đem lại nhiều kết quả khả quan hơn.

Tuy nhiên, căn cứ vào địa hình của xã Atiêng của huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy một số khó khăn khi thực hiện công tác bảo tồn nguyên vị ở đây, do thực vật làm thuốc rất phong phú và đa dạng, song lại phân bố không đồng đều, phân tán và số lƣợng ít. Chúng tôi đã có một mục điều tra về thái độ của ngƣời dân trong công tác bảo tồn, kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.11

Bảng 3.11 Thái độ của người Cơ Tu đối với việc bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc

STT Thái độ của ngƣời dân Số ngƣời Tỉ lệ %

1 Tán thành 31 62

2 Cho là không quan trọng 7 14

3 Cho là không liên quan 0 0

4 Không quan tâm 12 24

Qua kết quả điều tra cho thấy, đa số ngƣời dân quan tâm đến công tác bảo tồn, sức khỏe là vấn đề thiết yếu trong cuốc sống, nhu cầu đƣợc khỏe mạnh cũng là tất yếu, và việc bảo tồn cây thuốc địa phƣơng là một trong những biện pháp để mang lại sức khỏe, cho nên con số ngƣời tán thành với ý kiến nên bảo tồn cây thuốc chiếm đến 62% số

36

ngƣời đƣợc khảo sát. Đây cũng chính là yếu tố giúp việc bảo tồn đƣợc tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó cũng còn những ngƣời không tán thành vì cho rằng việc bảo tồn là không quan trọng (14%) hoặc không liên quan. Đáng chú ý hơn là 24% số ngƣời không hề quan tâm đến công tác bảo tồn, chỉ biết sử dụng mà chƣa bao giờ có ý định bảo tồn cây thuốc để đƣợc sử dụng lâu dài, đối với những đối tƣợng này cần cho họ biết đƣợc tầm quan trọng của cây thuốc và vấn đề cấp bách phải đƣợc bảo tồn, tuyên truyền cho họ kiến thức và động viên họ tham gia vào công tác bảo tồn.

b. Bảo tồn chuyển vị (ex – situ)

Bảo tồn chuyển vị là hình thức chuyển dời các loài cây và các sinh vật ra khỏi môi trƣờng sống tự nhiên của chúng. Hình thức này đƣợc áp dụng đối với những đối tƣợng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trƣng bày, giới thiệu,…

- Bảo tồn đơn giản: nhân giống một số loài đặc hữu, quý hiếm để hạn chế nguy cơ tuyệt chủng. Với hình thức bảo tồn chuyển vị tại chỗ này sẽ giúp lƣu giữ các giống bản địa và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do con ngƣời hoặc thiên nhiên gây ra.

- Bảo tồn tại trung tâm hoặc trang trại, trong điều kiện vƣờn, hộ gia đình.

Từ lâu ngƣời dân tộc Cơ Tu đã biết dựa vào núi rừng để sinh sống, không những rừng mang lại lƣơng thực thực phẩm, nguyên vật liệu mà còn có cả cây dƣợc liệu chữa bệnh, một số bộ phận ngƣời dân đã ý thức đƣợc điều đó và mang về trồng ngay trong vƣờn nhà để tiện thu hái và sử dụng. Trên địa bàn xã Atiêng có một vƣờn thuốc nam ngay trong khuôn viên của Trạm y tế xã Atiêng, đƣợc sự quan tâm chăm sóc bƣớc đầu của các bác sĩ và y tá nên vƣờn rất đa dạng về các loài thực vật làm thuốc mặc dù chỉ với diện tích nhỏ, một số cây tiêu biểu nhƣ: Sâm cau, nghệ trắng, nhàu, muồng trâu, mía dò, dứa, bạch đồng nữ, đinh lăng, thiên niên kiện,… Bên cạnh đó còn rất nhiều loài cây đƣợc trồng phổ biến nhƣ: sả, mã đề, diếp cá, quế, thuốc bỏng,…Do Trung tâm huyện đặt tại xã Atiêng nên trên địa bàn xã còn có bệnh viện huyện Tây Giang, ở đây có một vƣờn thuốc nam nhƣng cũng chỉ mới trồng một số cây phổ biến nhƣ: húng chanh, sả, mã đề,…Do sự “lên ngôi” của thuốc Tây mà thực vật có tác dụng chữa bệnh chƣa đƣợc coi trong. Vì vậy cần có sự quan tâm hơn trong việc trồng cây thuốc ở đây.

37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thu đƣợc một số kết quả sau: 1. Chúng tôi đã thống kê đƣợc 75 loài cây thuốc thuộc 69 chi, 50 họ. 2. Kết quả phân tích sự đa dạng cây thuốc đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Tổng các loài thực vật thống kê đƣợc thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch

+ Ngành Thông đá (Lycopodiophyta) có duy nhất 2 loài thuộc 2 chi, 2 họ, chiếm 2,67% tổng số loài điều tra đƣợc.

+ Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 5 loài thuộc 5 chi, 5 họ, chiếm 6,67% tổng số loài điều tra đƣợc.

+ Ngành Hạt trần (Gymnosper matophyta) có 1 loài thuộc 1 chi, 1 họ, chiếm 1,33% tổng số loài điều tra đƣợc.

+ Ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) có 67 loài thuộc 61 chi, 42 họ, chiếm 89,33% tổng số loài điều tra đƣợc.

- Sự phân bố các loài cây thuốc không đồng đều, với một số họ giàu loài nhƣ: họ Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae), Họ Nhân sâm (Araliaceae).

- Các bộ phận sử dụng làm thuốc rất đa dạng, trong đó tập trung chủ yếu là sử dụng cả cây chiếm 25,97% với 25 loài, lá là 19 loài chiếm 24,68%, rễ chiếm 20,08% với 17 loài, sử dụng quả và thân chiếm tỉ lệ từ 10,39 đến 14,29 % có từ 8 đến 11 loài, các bộ phận sử dụng còn lại chỉ chiếm dƣới 2,6%.

- Các loài cây thuốc dùng để chữa 18 nhóm bệnh khác nhau với số lƣợng cây thuốc trong từng nhóm bệnh cũng khác nhau.

3. Các cây thuốc ở đây phân bố không đồng đều trên các sinh cảnh khác nhau, cụ thể là sinh cảnh rừng tự nhiên có 39 loài chiếm 37,14%, tiếp đến là sinh cảnh vƣờn nhà chiếm 37,14%, sinh cảnh cây bụi trảng cỏ chiếm 19,05%, sinh cảnh ven suối chiếm 6,67% và cuối cùng là sinh cảnh rừng trồng chiếm 3,18%.

4. Xác định đƣợc 1 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam – Pần Thực vật (năm 2007) chiếm 1,33%.

38

5. Những nguyên nhân chủ yếu tác động đến tài nguyên cây thuốc:

- Phần lớn ngƣời dân lấy cây thuốc từ rừng, chƣa có thói quen mang về nhà trồng nên cây thuốc có nguy cơ cạn kiệt dần.

- Ngoài thiên tai, hoạt động khai hoang đốt rừng làm rẫy của ngƣời dân cũng ảnh hƣởng lớn đến số lƣợng cũng nhƣ phân bố của các loài.

- Một số ngƣời có hiểu biết về cây thuốc và các bài thuốc nhƣng đó là gia truyền nên không tiết lộ ra ngoài, cũng chính vì thế mà nguồn kiến thức về cây thuốc ngày càng mai một dần qua thời gian.

6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn.

- Tuyên truyền cho ngƣời dân về giá trị cũng nhƣ tầm quan trọng của nguồn tài nguyên cây thuốc, ý nghĩa của việc khai thác hợp lí tài nguyên cây thuốc.

- Có các hình thức xử phạt nghiêm đối với các mức độ gây tổn hại nguồn cây thuốc. - Tƣ liệu hóa các bài thuốc, tìm đầy đủ thông tin, ghi chép, in ấn, đóng tập và lƣu trữ. - Cây thuốc cần đƣợc nghiên cứu dƣợc tính, và hiểu quả chữa bệnh của các bài thuốc, sau đó truyền lại cho ngƣời dân thông tin đó để ngƣời dân có cách khai thác và sử dụng hợp lí hơn.

KIẾN NGHỊ

Với nguồn cây thuốc phong phú thì cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa việc thừa kế, sàng lọc những kinh nghiệm, tri thức từ địa phƣơng, góp phần nâng cao tri thức bản địa trong y học của cộng đồng ngƣời dân tộc Cơ Tu của xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tộc nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Vƣơng Thừa Ân (1995), “Thuốc quý quanh ta”. NXB Đồng Tháp.

[2] Trần Khắc Bảo (1991), “Bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc”. NXB Nông nghiệp hà Nội.

[3] Nguyễn Tiến Bân (2001-2005), “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. NXB Giáo dục.

[4] Nguyễn Tiến Bân (2003), “Danh mục các loài thực vật Việt Nam”, tập 2. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

[5] Đỗ Huy Bích và cộng sự (1993), “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Viên Dƣợc liệu (2005), “Nghiên cứu thuốc từ thảo dược” – Giáo trình sau Đại học. NXB Khoa học và Kì thuật Hà Nội.

[7] Bộ Khoa học và Công nghệ & Viện Khoa học Việt Nam (2007), “Sách Đỏ Việt Nam”. (Phần Thực vật). NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.

[8] Võ Văn Chi(1996), “ Từ điển cây thuốc Việt Nam”. NXB Y học Hà Nội. [9] Võ Văn Chi(1999), “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”, tập 1. NXB Y học Hà Nội. [10] Vũ Văn Chuyên (1966), “Tóm tắt các họ cây thuốc”. NXB Y học Hà Nội.

[11] Lƣu Đàm Cƣ (2002), “Thực vật dân tộc học”. Tài liệu giảng dạy học tập, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

[12] Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), ”Cây cỏ Việt Nam”, tập 1. NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.

[13] Đỗ Tất Lợi (2005), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. NXB Giáo dục.

[14] Đỗ Tất Lợi (1962-1965), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. NXB Giáo dục, 6 tập.

[15] Trần Đình Lý (1995), “1900 loài cây có ích”. NXB Giáo dục. [16] Hoàng Thị Sản (2004), Phân loại học thực vật”. NXB Giáo dục.

40

[17] Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), “Cây thuốc của dân tộc Thái ở Con Cuông, Nghệ An”.

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[18] Tuệ Tĩnh (1996), “Nam dược thần hiệu”, (bản dịch). NXB Y học Hà Nội. [19] Lý Thời Trần (1963), “Bản thảo cương mục”. NXB Y học Hà Nội.

[20] Trƣờng Đại học Y dƣợc Hà Nội (2000), “Dược học cổ truyền”. NXB Y học Hà Nội. [21] Trƣờng Đại học Y dƣợc Hà Nội (1985), “Y học cổ truyền dân tộc”.NXB Y học Hà Nội.

[22] Viện Dƣợc liệu, Bộ Y tế (1990), “Cây thuốc Việt nam”. NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.

[23] Viện Dƣợc học (1993), “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”. Chƣơng trình tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc. (KY.02)

Tiếng Anh

[24] Brummitt R.K (1992), “Vascular plant Fammilies and Genera”, Royal Botanic Gardens, Kew.

[25] Brummitt R.K., C. E. Powell (1992), “Authors of Plant Names”, Royal Botanic Gardens, Kew.

[26] He.S.A and Cheng Z.M (1991), “The role of Chinese Hotanical gardens in conservation of medicinal plant”, In O, Akerele, V. Heywood & H. Synge, “The Conservation of medicinal plant”, p. 229 – 237. Cambridge University Press.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng ngƣời Cơ Tu tại xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu hiện trạng và khả năng phát triển của tài nguyên cây thuốc bản địa, từ đó đề xuất một số biện pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở xã Atiêng. Chúng tôi mong đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các Anh (chị) bằng cách trả lời các câu hỏi dƣới đây. Xin cảm ơn!

Câu 1: Anh (chị) có quan nhiều đến tài nguyên cây thuốc không? A. Không quan tâm.

B. Có quan tâm nhƣng ít.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của đồng bào dân tộc CơTu thuộc xã A Tiêng huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)