Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chăm sóc một người bệnh sau mổ rò hậu môn tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viên đa khoa xanh pôn 2021 (Trang 30)

Hiện nay, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu của điều dưỡng về chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật rò hậu môn ở Việt Nam.

Tại bệnh viện Việt Đức, Nguyễn Thị Phương nghiên cứu 50 bệnh nhân phẫu thuật rò hậu môn phức tạp cho thấy 56% gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật trong đó 16% gặp biến chứng chảy máu, 10% gặp biến chứng bí tiểu, 10% mất tự chủ hậu môn, 20% tái phát sau mổ [17].

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Sơn Hà [3], có 36,6% bệnh nhân có biểu hiện mất tự chủ hậu môn trong 3 tháng đầu, sau 3 tháng còn 18,3%bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuyên [18], tình trạng cơ thắt bình thường là 91,6% bệnh nhân, mất tự chủ độ 1 là 5,6% bệnh nhân, mất tự chủ độ 2 có 2,8% trong đó những bệnh nhân mất tự chủ hậu môn đều là rò xuyên cơ thắt cao.

Chương 2

MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH 2.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu

- Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Xanh Pôn là cách phiên âm từ L'Hôpital de Saint-Paul trong tiếng Pháp, nghĩa là Bệnh viện Thánh Phaolô) là một bệnh viện đa khoa tuyến cuối trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Cùng với các bệnh viện chuyên ngành như: Bệnh viện Mắt Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Thận Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Tai Mũi Họng-Răng Hàm Mặt), Bệnh viện Phổi Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Hà Nội,.v..vv... và các bệnh viện khu vực, trung tâm y tế quận/huyện tạo thành mạng lưới y tế hoàn chỉnh của thủ đô. Bệnh viện tọa lạc tại trung tâm thành phố Hà Nội, Việt Nam bao quanh bởi 4 con đường: Nguyễn Thái Học - Chu Văn An - Trần Phú - Hùng Vương. Bệnh viện Xanh Pôn là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Đông Dương, được thành lập từ chế độ Thực dân Pháp ở Đông Dương (xây dựng trước năm 1900) cùng với các bệnh viện như: Bệnh viện Lanessan (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), Bệnh viện Indigène du Protectorat (bao gồm Bệnh viện Việt Đức, Phụ sản Trung ương, Răng- Hàm-Mặt Trung ương ngày nay), Viện Radium Đông Dương (nay là Bệnh viện K), Bệnh viện René Robin (nay là Bệnh viện Bạch Mai). Ngày 26 tháng 08 năm 1970, hợp nhất các bệnh viện: Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện B Nhi khoa, Bệnh viện Khu phố Ba Đình và Phòng khám Phụ khoa Hà Nội thành Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Ngày nay, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã trở thành bệnh viện hạng 1 của TP Hà Nội với hơn 600 giường bệnh, 45 khoa phòng hơn 1000 cán bộ nhân viên, 7 chuyên khoa đầu ngành: Ngoại, Nhi, Gây mê Hồi sức, Xét nghiệm, Chần đoán Hình ảnh, Điều dưỡng, Phẫu thuật tạo hình.

trị nội trú 45 nghìn bệnh nhân, trong đó có các bệnh nhân nặng của bệnh viện tuyến dưới gửi đến cũng như bệnh nhân ngoại tỉnh, vùng lân cận Hà Nội. Chuyên ngành ngoại khoa và gây mê của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn có những thế mạnh vượt trội với các kỹ thuật: tạo hình, che phủ vạt da, nối chuyển các ngón, phẫu thuật nội soi khớp gối và khớp vai, phẫu thuật thần kinh có sử dụng hệ thống vi tính dẫn đường… Nhiều trong số đó là các kĩ thuật cao ngang tầm quốc tế.

- Khoa Phẫu thuật tổng hợp được thành lập từ những ngày đầu thành lập. Bệnh viện năm 1970. Đến năm 1980, Khoa Phẫu thuật tiêu hóa B được tách ra từ Khoa Phẫu thuật tổng hợp. Năm 1983 Khoa Phẫu thuật tiêu hóa M được thành lập. Do nhu cầu phát triển của bệnh viện, đến ngày 6/11/2014, hai Khoa Phẫu thuật tiêu hóa B và Khoa Phẫu thuật tiêu hóa M sáp nhập thành Khoa Ngoại tiêu hóa. Trong quá trình phát triển, nhiều bác sĩ của khoa đã trở thành lãnh đạo chủ chốt của các bệnh viện trong ngành y tế Thủ đô.

Nhân sự gồm có: 38 nhân viên

• 14 Bác sĩ: 01 tiến sĩ, 05 thạc sĩ, 02 BSCKI, 6 đại học • 22 Điều dưỡng: 05 cử nhân đại học, 09 điều dưỡng cao đẳng, 8 điều dưỡng trung cấp

02 Hộ lý 2.2. Thông tin chung

- Họ và tên bệnh nhân: Hoàng Hữu Tuấn AnhSinh nắm:1985

- Địa chỉ: Phường Ngọc Hồi- Quận Ba Đình- Hà Nội

- Mã bệnh nhân: 2108000337

- Vào viện: 10h6 phút, ngày 3 tháng 8 năm 2021

- Lý do vào viện: hậu môn bị chảy nhiều dịch mủ và đau nhức dữ dội

- Bệnh sử: đã mắc bệnh rò hậu môn được hơn một năm với các triệu chứng như:

Đau rát và ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn.

ra một vài giọt mủ.

Tuy nhiên, càng về sau lượng mủ chảy ra càng nhiều, chảy theo từng đợt và cách nhau khoảng 1 - 2 tuần.

Bệnh nhân có đi khám tại một phòng khám tư nhân được các chuyên gia kê cho một số đơn thuốc và hướng dẫn về nhà sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.

Sau khi uống thuốc được một thời gian thì bệnh tình có vẻ thuyên giảm, tuy nhiên do bệnh nhân thường xuyên ăn đồ cay nóng lại uống nhiều rượu, bia nên bệnh đã tái phát trở lại. Lúc này anh không điều trị bằng tây y mà tìm đến các phương pháp dân gian khiến bệnh không những không khỏi thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Và thời gian gần đây bệnh nhân bắt đầu thấy ở lỗ hậu môn chảy mủ kèm theo dịch vàng có mùi hôi khó chịu, có cảm giác ngứa và khó khịu đặc biệt là khi đi vệ sinh, khi ấn vùng hậu môn bệnh nhân có cảm giác đau và cứng.

- Tiền sử bệnh: từng mắc chứng táo bón thời gian dài nhưng không được điều trị.

- Chẩn Đoán Bệnh

Sau khi nghe những chia sẻ về các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân đã được tiến hành thăm khám hậu môn.

Qua quan sát thấy cạnh hậu môn của bệnh nhân thì thấy có xuất hiện một nốt sần, giữa có lổ, ấn vào nốt sần dịch vàng đục chảy ra. Sờ vào phần da giữa nốt sần và hậu môn có cảm giác một dây cứng.

Sau khi thăm khám hậu môn, bước đầu chẩn đoán bệnh thì bệnh nhân đang mắc bệnh rò hậu môn. Tuy nhiên, cần thực hiện thêm một số xét nghiệm, để có kết quả chính xác nhất.

♦ Kết quả khám và xét nghiệm

Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm như chụp Xquang, nội soi, chụp cộng hưởng từ vùng chậu có tiêm thuốc cản quang, siêu âm qua ngã hậu môn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trực tràng,…kết quả nhận được giống như nhận định ban đầu bệnh nhân đang mắc phải bệnh rò hậu môn phức tạp..

- Sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm, bệnh nhân được nằm tại buồng bệnh chờ phẫu thuật.

- Ngày phẫu thuật: 14h00 phút, ngày 3 tháng 8 năm 2021

- Cách thức phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi mổ rò hậu môn

- Quá trình điều trị

Đầu tiên, bệnh nhân được kê đơn ngoại trú thuốc uống để tăng sức đề kháng và giảm viêm nhiễm ở vùng hậu môn.

Tiếp theo, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật rò hậu môn bằng phương pháp HCPT để cắt đường rò, nhằm loại bỏ việc có thể hình thành những túi mủ bên trong đồng thời có thể chữa khỏi bệnh hiệu quả

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ uống một số loại thuốc kháng sinh và giảm đau để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

- Ra viện: 15h ngày 5 tháng 8 năm 2021

- Kết Quả Điều Trị

Sau phẫu thuật rò hậu môn, các đường rò đã bị cắt bỏ hoàn toàn. Các triệu chứng của bệnh cũng giảm dần. Bệnh nhân không còn bị chảy dịch mủ ở hậu môn.

2.3.Tổ chức và thực hiện chăm sóc 2.3.1. Giai đoạn trước phẫu thuật:

Người bệnh vào viện lúc 10h6 phút, ngày 3 tháng 8 năm 2021. Được chỉ định làm các xét nghiệm.

- Phần thực hiện y lệnh: Toàn bộ các chỉ định điều trị được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm, hỗ trợ đưa đón làm các thủ tục chụp chiếu. Các kết quả được lấy và dán HSBA đúng quy định. Bác sỹ điều trị đã xem kết quả và giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh.

- Phần ghi chép của Điều dưỡng: Tại phiếu nhận định người bệnh nhập viện ban đầu, Điều dưỡng đã ghi chép đầy đủ các thông tin trong phiếu.

Thông tin đảm bảo, đủ, đúng và phù hợp với tình trạng người bệnh. Người bệnh được giải thích, tư vấn về các dịch vụ sẽ sử dụng, được hướng dẫn cụ thể các quy định, nội quy của khoa phòng và giải đáp các băn khoăn, thắc mắc.

- Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật 14h ngày 3/8/2021

- Chuẩn bị trước khi phẫu thuật:

Thực hiện các xét nghiệm lâm sàng trước khi mổ. Các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm men gan, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, điện tâm đồ và nội soi hậu môn – trực tràng.

Thực hiện chế độ ăn uống trước phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Không nên ăn hoặc uống trước khi mổ 6 tiếng. Không sử dụng các loại thuốc, thực phẩm bổ sung, vitamin, trừ khi được bác sĩ chỉ định, yêu cầu.

Điều dưỡng thực hiện đầy đủ y lệnh của Bác sỹ, người bệnh được chuẩn bị đầy đủ các thủ tục mổ cần thiết: Ký giấy cam đoan phẫu thuật, chuẩn bị về thể chất, tinh thần đầy đủ…. sẵn sàng bước vào cuộc mổ.

-Các tồn tại: Thời gian bệnh nhân ngoại trú Điều dưỡng không thể hiện trong phiếu chăm sóc. Phiếu chuẩn bị bệnh nhân trước mổ không tích được đầy đủ các thông tin như: Vệ sinh tắm gội, tháo răng giả…. Phần này là rất quan trọng yêu cầu người điều dưỡng phải kiểm soát tốt để chuẩn bị cho cuộc mổ. Khi rà soát các xét nghiệm cận lâm sàng cho cuộc mổ, bệnh nhân thực tế có rất nhiều phim (CT, MRI…) nhưng điều dưỡng không ghi cụ thể số lượng các loại phim theo hướng dẫn mà chỉ tích có. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc kiểm soát mà còn cả việc bàn giao phim sang phòng mổ cho người bệnh.

2.3.2 Giai đoạn sau phẫu thuật2.3.2.1 Giai đoạn 24h đầu sau mổ 2.3.2.1 Giai đoạn 24h đầu sau mổ

15h30 phút, bệnh nhân được đón từ phòng mổ về khu Điều trị. a, Nhận định: Bệnh nhân tỉnh, tự thở đều, da niêm mạc bình thường,

bụng mềm. Vết mổ băng khô, bệnh nhân có đau nhẹ vết mổ. Mạch: 77 l/p,

Nhiệt độ: 36.8, HA: 122/63; Nhịp thở: 18l/p, SPO2 98%. b, Lập kế hoạch chăm sóc:

-Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật rò hậu môn:

Sau phẫu thuật rò hậu môn người bệnh cần được nghỉ ngơi tại chỗ, thời gian đầu khi vết thương chưa lành hẳn cơ thể người bệnh không thể nào tự chăm sóc bản thân của mình thế nên cần được điều dưỡng và người thân chăm sóc chu đáo.

Hơn nữa, khi vết mổ chưa lành nếu bệnh nhân đi lại ngay lập tức thì có thể gây ra hiện tượng chảy máu và lâu lành. Thế nên nghỉ ngơi tại chỗ vẫn là giải pháp tốt nhất trong hoàn cảnh này.

- Chế độ ăn uống cho người bệnh sau phẫu thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một chế độ ăn uống tốt cũng là một trong những vấn đề cần chú ý đặc biệt khi chăm sóc sau phẫu thuật rò hậu môn. Bởi lẽ, bệnh nhân cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục. Những loại thực phẩm mà các bệnh nhân vừa phẫu thuật xong nên ăn đó là:

Ăn thật nhiều trái cây tươi, các loại rau xanh uống nhiều nước bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số loại thuốc nhuận tràng theo chỉ định của các bác sĩ để có thể đi đại tiện dễ dàng hơn không phải rặn mạnh. Vì khi bệnh nhân rặn mạnh trong khi đi tiểu thì sẽ rất đau và gây chảy máu vết thương.

Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin như: thịt gà, thịt lợn, các loại đậu… uống thật nhiều nước trái cây. Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì bệnh nhân cũng cần tránh một số loại thực phẩm sau:

Kiêng hoàn toàn các loại gia vị cay nóng vì nó có thể khiến cho bệnh nhân bị táo bón, khó tiêu.

Thức ăn của người sau phẫu thuật cần được chế biến nhạt, vừa phải không quá mặn.

Không ăn quá nhiều thịt cừu, thịt bò và các loại hải sản.

Thời gian đầu sau khi phẫu thuật hạn chế ăn quá nhiều chất béo vì nó có thể gây ra hiện tượng nóng trong khiến cho người bệnh khó tiêu.

- Cách vệ sinh và chăm sóc vết mổ cho người bệnh:

Vấn đề vệ sinh và chăm sóc vết mổ cho người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn là điều vô cùng quan trọng và cũng không hề đơn giản, nếu việc vệ sinh không được đảm bảo thì bệnh nhân chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm nặng nề. Vì vậy, trong vấn đề này điều dưỡng cần lưu ý một số điểm sau đây:

Tiến hành hướng dẫn vệ sinh tại chỗ: ngâm hậu môn vào trong nước ấm có pha cùng với thuốc sát trùng sau đó vệ sinh nhẹ nhàng hậu môn, đặc biệt là sau khi đại tiện xong.

Kiểm tra theo dõi băng vết mổ tránh vết mổ có thể bị viêm nhiễm. c, Thực hiện kế hoạch chăm sóc: Đo DHST: 15h15- 22h

-Đo SPO2, lắp mornitor

-Thực hiện y lệnh thuốc: 15h15 phút- 22h

-Giáo dục sức khỏe: 15h15 phút. Vệ sinh vết mổ hàng ngày

Ngâm hậu môn hàng ngày: có thể dùng dung dịch Betadin pha loãng trong nước sạch, nước muối, hoặc tốt nhất là nước cốt lá trà xanh (khoảng 2 lít). Mỗi ngày ngâm 2- 3 lần: buổi sáng, buổi tối và sau khi đại tiện. Dung dịch ngâm hậu môn được để trong chậu, bệnh nhân được hướng dẫn ngâm tại nhà.

a b

c d

Ngâm làm sạch vết mổ (a,b), thay băng vết mổ (c,d) Nguồn: Bệnh viện Xanh Pôn

Thay băng vết mổ: sau khi ra viện bệnh nhân được hướng dẫn thay băng vết mổ tại nhà. Sau mỗi lần ngâm hậu môn, vết mổ được thấm khô bằng gạc, sau đó sử dụng gạc có tẩm thuốc mỡ kháng sinh, giảm đau đặt vào đáy vết thương, đảm bảo cho 2 mép vết thương luôn mở để vết mổ đầy từ đáy lên.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Cần ăn nhiều rau, quả, uống 2- 2,5 lít nước/ ngày, hạn chế sử dụng chất kích thích, gia vị cay, cà phê… để tránh táo bón sẽ gây đau cho bệnh nhân khi đại tiện.

Sau mổ bệnh nhân có thể vận động trở lại gần như bình thường. Tuy nhiên cần tránh các công việc gắng sức, mang vác nặng, ngồi lâu, các hoạt động gây sang chấn hậu môn như đạp xe… để không gây ảnh hưởng đến vết mổ

Các vấn đề cần lưu ý Khám lại theo hẹn Bác sĩ

Khám lại ngay nếu có các triệu chứng như: chảy máu vết mổ, đau nhức, sưng tấy vùng mổ, đại tiện không tự chủ

d, Đánh giá: Mẫu phiếu ghi chép hiện tại không có phần ghi đánh giá Nhận xét: Quy trình điều dưỡng là công cụ để điều dưỡng thực hiện chăm sóc toàn diện và có hệ thống. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ là một công việc quan trọng nhằm phát hiện kịp thời các rối loạn sau mổ, chủ động ngăn ngừa và xử lý tai biến, biến chứng. Chăm sóc sau mổ là công việc quan trọng góp phần không nhỏ đảm bảo cho thành công của phẫu thuật. Giai đoạn sau mổ là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý: đau, các biến chứng về tim mạch, hô hấp, chức năng thận, hạ thân nhiệt, rối loạn đông máu,… Mục đích của việc theo dõi và chăm sóc sau mổ nhằm: Dự phòng và điều trị các biến chứng sau mổ, tăng cường khả năng hồi phục cho người bệnh.

Phần nhận định người bệnh sau mổ, người điều dưỡng đã nhận định được đầy đủ các hệ cơ quan: Tình trạng hô hấp của người bệnh, tình trạng vết mổ, tình trạng tim mạch, tình trạng thân nhiệt, tiết niệu…

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chăm sóc một người bệnh sau mổ rò hậu môn tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viên đa khoa xanh pôn 2021 (Trang 30)