Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chăm sóc một người bệnh sau mổ rò hậu môn tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viên đa khoa xanh pôn 2021 (Trang 46)

thuật a,Tình trạng đau sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật bệnh nhân trải qua cơn đau nhiều. Tình trạng đau sau mổ là do đau vết mổ và do các sang chấn gây ra khi thao tác phẫu thuật. Sinh lý bệnh học nguyên nhân gây ra đau sau mổ là do các sang chấn tác động cơ học: căng, kéo, kẹp kích thích hệ thần kinh thực vật gây ra. Trong 24h đầu và 24 – 48h bệnh nhân được dùng phương pháp giảm đau NMC kết hợp với tiêm truyền là chủ yếu Trong thời gian <24h và từ 24 – 48h đa số bệnh nhân đau nhẹ. Trên 48h bệnh nhân không đau. Tình trạng đau như vậy một phần là do bệnh nhân trải qua phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, được kết hợp các phương pháp giảm đau tốt và được chăm sóc tận tình.

b,Tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bệnh nhân ăn uống bình thường theo lời khuyên của bác sỹ với các loại thực phẩm nên và không nên. Bệnh nhân không bị mất vị giác, khi ăn cảm giác ngon miệng, không khó chịu, nôn ọe sau ăn. Đây là một kết quả đang mừng, là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi tốt sau phẫu thuật c,Tình trạng vận động sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật nếu vết thương hồi phục tốt bệnh nhân đã có thể vận động, tuy nhiên trong thời gian đầu, bệnh nhân còn đau và chưa ổn định nên còn cần sự chăm sóc, giúp đỡ của người thân để tránh hiện tượng chảy máu và lâu lành vết thương. Bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng.

d,Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Bệnh nhân và người nhà được giáo dục và hiểu rõ:

Giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo để mau lành và không bị nhiễm trùng

Nếu thấy vết mổ chảy máu hay rỉ dịch hãy dùng thuốc sát khuẩn do bác sĩ kê để làm sạch và băng gạc vết thương lại.

không được dính nước. Tốt nhất là bệnh nhân nên tắm với nước ấm vì nó có thể giúp xoa dịu cảm giác đau. Tránh dùng xà bông hoặc thêm bất cứ thứ gì vào nước tắm vì điều này có thể gây kích ứng vết mổ.

Bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc nhuận tràng để làm mềm phân, giúp đi cầu dễ dàng hơn sau phẫu thuật và không làm vết thương bị đau. Tuy nhiên hãy uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ, đừng quá lạm dụng bởi thuốc nhuận tràng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ xấu cho sức khỏe.

Trong thời gian chờ vết mổ bình phục hoàn toàn, bệnh nhân chỉ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng. Tránh để táo bón, làm việc nặng hoặc ngồi xổm.

Mặc quần rộng rãi và giặt giũ thường xuyên. Tránh sử dụng trang phục có chất liệu thô cứng, bó chặt gây cọ sát vào vết mổ.

Vệ sinh sau mổ rò hậu môn: Sát trùng và thay băng vết thương hàng ngày. Bệnh nhân có thể nhờ người thân tự thay băng tại nhà hoặc tìm đến bệnh viện, trung tâm y tế để được giúp đỡ. Lưu ý đảm bảo điều kiện vệ sinh để vết mổ không bị nhiễm khuẩn.

e, Biến chứng sớm sau phẫu thuật

Bệnh nhân trong chuyên đề đã trải qua cuộc mổ lớn nhưng không có biến chứng sau phẫu thuật. Đây có thể coi là sự thành công trong điều trị và chăm sóc của cả bác sỹ và điều dưỡng. 3.2. Nhận xét một số ưu, nhược điểm của công tác chăm sóc người bệnh sau mổ rò hậu môn tại Bệnh viện Xanh Pôn. 3.2.1. Ưu điểm

Bệnh viện Xanh Pôn, điều dưỡng viên đã luôn luôn thực hiện quản lý, điều trị cho người bệnh sau mổ rò hậu môn theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ y tế.

Các khoa trong bệnh viện mỗi tháng có ít nhất 1 buổi tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho NB điều trị nội trú.

Nhân viên y tế thường xuyên cập nhật kiến thức từ các khóa tập huấn ngắn hạn tại Bệnh viện, cũng như các Hội thảo trong và ngoài nước.

nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, điện tim để đánh giá toàn trạng NB.

Thực hiện việc giám sát quá trình điều trị và tái khám cho NB để phát hiện sớm tiến triển và biến chứng của bệnh; mỗi NB đều có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài, một sổ để NB tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, ra viện bác sỹ ghi nhận xét đầy đủ, chỉ định vào bệnh án và sổ của NB.

Bệnh viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị máy móc hiện đại và phương tiện để đảm bảo tốt việc khám, điều trị cũng như đánh giá tiến triển của bệnh.

Bác sỹ, Điều dưỡng tận tình hướng dẫn người bệnh và người nhà trong suốt quá trình khám và điều trị.

3.2.2. Nhược điểm

Phần kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng chưa biết thiết lập mục tiêu và đề ra các vấn đề ưu tiên. KHCS lập còn sơ sài, chưa cụ thể chi tiết. Phần đánh giá là phần quan trọng để nhận định những tiến triển của bệnh hướng tới việc đáp ứng các mục tiêu của kế hoạch chăm sóc. Sự đáp ứng của người bệnh so với kế hoạch đã vạch ra được đánh giá dựa trên mục tiêu đã đề ra. Sự đánh giá này sử dụng để đánh giá cả mục tiêu trước mắt và lâu dài đồng thời cũng để xác định rõ nếu người bệnh có các vấn đề về sức khỏe mới phát sinh để tiếp tục can thiệp chăm sóc. Vì vậy, cần bổ sung phần đánh giá vào mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc cho Điều dưỡng.

Đặc biệt trong 24h đầu sau phẫu thuật là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý bao gồm các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, kích thích, đau, rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ...gây ra do gây mê hoặc do phẫu thuật. Trong giai đoạn này, người bệnh cần được chăm sóc liên tục do chưa ổn định về tuần hoàn, hô hấp, vết mổ, nguy cơ chảy máu cao…đây giai đoạn quan trọng đòi hỏi người Điều dưỡng phải có nhiều kinh nghiệm theo dõi và xử trí cùng các phương tiện trang thiết bị hiện đại để theo dõi. Vì vậy cũng cần phải có một mẫu kế hoạch chăm sóc riêng, theo dõi liên tục, chặt chẽ và ghi lại những diễn biến theo giờ của người bệnh.

bệnh sau phẫu thuật.

Tồn tại các hạn chế này chủ yếu do điều dưỡng chưa có nhiều kinh nghiệm theo dõi và xử trí để tận dụng sự hỗ trợ của các trang tiết bị y học hiện đại. Ngoài ra việc chưa có mẫu theo dõi thống nhất dành cho bệnh nhân sau mổ rò hậu môn cũng là nguyên nhân gây ra việc theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật chưa hiệu quả. Giáo dục người nhà cũng như bệnh nhân sau khi ra viện thông qua hướng dẫn trực tiếp của điều dưỡng là chưa đủ, cần có thêm bộ tài liệu phát tay để đảm bảo kiến thức giáo dục cách chăm sóc tại nhà đầy đủ, chi tiết, không bị quên. 3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, nhược điểm

Cán bộ y tế tư vấn và giáo dục sức khỏe về chế độ chăm sóc người bệnh sau mổ chưa được thường xuyên; do vậy, người bệnh thiếu kiến thức nên còn chủ quan, cho rằng mình đã biết cách tự chăm sóc.

Do sự quá tải bệnh viện, nên có thời điểm việc tư vấn giáo dục sức khỏe chưa thật sự hiệu quả; hơn thế đội ngũ Điều dưỡng đa phần có trình độ cao đẳng và trung cấp, nên khả năng truyền đạt thông tin còn yếu, chưa thật sự tự tin khi thực hiện tư vấn cho NB.

Hình thức tư vấn, giáo dục sức khỏe mới chỉ 1 chiều, còn mang tính hình thức, không có nhiều thời gian để thảo luận và hướng dẫn cụ thể cho từng NB. Chưa có câu lạc bộ người bệnh rò hậu môn, nên chưa tạo được môi trường để nhân viên y tế hướng dẫn về bệnh và người bệnh trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Nhiều người bệnh do trình độ dân trí chưa cao nên việc tiếp thu, ghi nhớ kiến thức còn hạn chế; vì vậy, thực hiện tự chăm sóc phòng bệnh không đầy đủ. Nhân viên y tế có hướng dẫn chế độ tự chăm sóc nhưng do không có tài liệu phát tay, nên người bệnh chỉ nhớ được một thời gian rồi lại quyên và tiếp tục chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.

Người bệnh hầu hết đang trong độ tuổi lao động, do điều kiện kinh tế khó khăn, nên chủ quan về mặt sức khỏe không thực sự chú trọng đến sức khỏe bản thân.

KẾT LUẬN

Thực hiện chuyên đề nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau mổ rò hậu môn tại khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viên đa khoa Xanh Pôn 2021, tôi rút ra kết luận sau.

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Chuyên đề được thực hiện trên bệnh nhân nam 35 tuổi. Người bệnh vào viện vì các lý do: hậu môn bị chảy nhiều dịch mủ và đau nhức dữ dội. Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt đoạn trực tràng và ra viện sau 2 ngày hậu phẫu.

2. Nhận xét công tác chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật

- Chăm sóc sau mổ rò hậu môn là một bước vô cùng quan trọng quyết định khả năng phục hồi của người bệnh. Sau mổ rò hậu môn, người bệnh có thể đi lại, ăn uống khi thuốc gây mê đã hết tác dụng. Nếu chỉ là phẫu thuật đơn giản, người bệnh có thể ra về trong ngày. Tuy nhiên trường hợp phẫu thuật phức tạp hơn, người bệnh sẽ phải nằm viện để theo dõi thêm.

- Điều dưỡng thực hiện đầy đủ việc theo dõi bệnh nhân khi tại viện và hoàn thành tốt việc giáo dục người nhà và bệnh nhân cách chăm sóc vết thương khi về nhà

- Người nhà và bệnh nhân nắm được quy trình chăm sóc vết thương, chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện phù hợp. Nắm rõ thông tin khi nào cần đến tái khám hoặc kiểm tra khi cần.

- Bệnh nhân trong chuyên đề đã trải qua cuộc mổ lớn nhưng không có biến chứng sau phẫu thuật. Đây có thể coi là sự thành công trong điều trị và chăm sóc của cả bác sỹ và điều dưỡng.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1. Phía bệnh viện

- Cải tiến mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc, bổ sung phần đánh giá kết quả chăm sóc. Xây dựng mẫu phiếu theo dõi và chăm sóc trong 24h đầu sau phẫu thuật

- Tập huấn, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, kiểm soát tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. Ghi chép và theo dõi người bệnh theo phân cấp chăm sóc, đánh giá đau…

- Đồng thời cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu sau khi xây dựng và cải tiến lại mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc để đánh giá chính xác hiệu quả về công tác chăm sóc của điều dưỡng.

2. Phía khoa phòng

- Tạo điều kiện cho điều dưỡng thực hành nhiều hơn để trau dồi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề

- Tổ chức các cuộc họp nhằm trao đổi chuyên môn, nâng cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ, bổ sung kĩ năng làm việc cũng như cho điều dưỡng

- Bản thân người điều dưỡng cần có tính chủ động, tích cực học tập, làm việc, thực hàng để nâng cao tay nghề chuyên môn của mình. 3. Phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

-Giữ thái độ, tinh thần hợp tác, lạc quan

- Chủ động học tập các kiến thức cần thiết để chăm sóc, phòng tránh tổn thương sau phẫu thuật

- Chủ động theo dõi và nhờ sự trợ giúp chuyên môn từ bệnh viện khi cần.

1. Tăng Huy Cường (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật lại rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.

2. Võ Tấn Đức, Nguyễn Quang Thái Dương và cộng sự (2007). “Khảo sát siêu âm lòng hậu môn với Hydrogen peroxide trong bệnh rò hậu môn và rò hậu môn – âm đạo”, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 11(1), tr. 17-23.

3. Nguyễn Sơn Hà (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Mạnh Nhâm (2004). Nghiên cứu bệnh trĩ ở Việt Nam và các biện pháp phòng bệnh và điều trị, Đề tài cấp bộ, Hội hậu môn trực tràng Việt Nam.

5. Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Hoàng Hòa (2012). Kết quả sớm điều trị áp xe-rò hậu môn phức tạp có kết hợp dẫn lưu bơm rửa. Tạp chí y học thực hành, 5, 52-55.

6. Nguyễn Xuân Hùng (2008), “Đánh giá kết quả điều trị rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức trong giai đoạn 2003-2006”, Y học Việt Nam, số1, tr. 45-51.

7. Nguyễn Xuân Hùng (2001), Rò hậu môn hình móng ngựa – Chẩn đoán và điều trị, Tạp chí ngoại khoa, số 3.

8. Lại Viễn Khách (2002). Nhận định định luật Goodsall trong điều trị rò hậu môn, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 15(1), tr 1- 4.

9. Phạm Gia Khánh (2002), “Rò hậu môn”, Bệnh học ngoại khoa, NXB Quân đội nhân dân, tr. 299 – 302.

10. Nguyễn Văn Khoa (2006). Rò hậu môn. Bệnh học Ngoại khoa, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr 132-135.

11. Trịnh Hồng Sơn (1988), Góp phần nghiên cứu điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.

12. Nguyễn Bá Sơn (1991), Góp phần nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị ngoại khoa rò hậu môn, Luận án phó tiến sỹ, Học viện Quân Y.

13. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Xuân Hùng, Đỗ Đức Vân (1999), “Chẩn đoán và điều trị rò hậu môn hình móng ngựa”, Y học thực hành, Số 2, tr. 22 - 26.

15. điều trị phẫu thuật bệnh rò hậu môn, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội

16. Trần Thị Tranh, Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Nguyễn Trung Tín (2012), “Kết quả sớm của phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt”, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 16 (1), tr. 121–125.

17. Nguyễn Trung Tín, Bùi Xuân Cường (2012), “Kết quả điều trị áp xe hậu môn bằng phương pháp cột thun bó cơ thắt ngay khi rạch tháo mủ”, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 16 (1), tr. 126–131. 18. Nguyễn Thị Phương (2016), Đánh giá quá trình liền vết thương

sau mổ rò hậu môn phức tạp tại bệnh viện Việt Đức.

19. Nguyễn văn Xuyên(2007) “ Tìm hiểu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa 126 bệnh nhân rò hậu môn tái phát”, Tạp chí Y học thực hành, số 11, tr. 104-107 20. Đỗ Đức Vân (2006). Rò hậu môn, Bệnh học Ngoại khoa, (Tập 1),

Nhà xuất bản y học, tr. 333-337

21. Akira Tsunoda, Yasuharu Kashiwagura, Ken-ichi Hirose et all (2012). Quality of life in patients with chronic anal fissure after topical treatment with diltiazem. WJGS, 4,11.

22. Dr. Hassan E. A. Younes (2017). Ligation of the intersphincteric fistula tract technique in the treatment of anal fistula. International Surgery Journal, 4,1536.

23. HA Owen, GN Buchanan, A Schizas et all (2016). Quality of life with anal fistula. Ann R Coll Surg Engll, 98, 334-338.

24. M. Adamina, T. Ross, M. O. Guenin et all (2014). Anal fistula plug: a prospective evaluation of success, continence and quality of life in the treatment of complex fistulae. The Association of Coloproctology of Great Britain and Ireland, 16, 547–554.

25. Maher A. Abbas, MD, Christopher H. Jackson et all (2011).

Predictors of Outcome for Anal Fistula Surgery. Arch surg, 146, 9. 26. Sygut A., Zajdel R., Kedzia-Budziewska R. (2006), “Late results of treatment of anal fistulas”, Colorectal Disease, Vol 9, pp. 151–158. 27. Yansong Xu and Weizhong Tang (2017). Ligation of Intersphincteric

Fistula Tract Is Suitable for Recurrent Anal Fistulas from Follow-Up of 16 Months. Hindawi BioMed Research International, 3152424, 4 .

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chăm sóc một người bệnh sau mổ rò hậu môn tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viên đa khoa xanh pôn 2021 (Trang 46)