Ảnh hưởng của các vụ nổ, va chạm xảy ra trong vũ trụ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp (Trang 73 - 75)

CHƯƠNG III : MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TRONG VŨ TRỤ

4.2. Ảnh hưởng của các vụ nổ, va chạm xảy ra trong vũ trụ

Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, sự sống trên Trái Đất phụ thuộc rất lớn vào các vụ nổ giải phóng bức xạ xảy ra trong vũ trụ.

Nổ tia gamma là vụ nổ mạnh và dữ dội nhất trong vũ trụ, xảy ra do sự va chạm giữa hai ngôi sao mà hậu quả là hàng tấn bức xạ được giải phóng vào khơng gian.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những vụ nổ như vậy có thể góp phần làm suy giảm tầng ozone của bầu khí quyển. Sự xáo trộn của tầng ozone cho phép tia cực tím lọt xuống bề mặt Trái Đất, gây nên sự biến đổi gen ở sinh vật, tàn phá lưới thức ăn và có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của hàng loạt sinh vật trên Trái Đất.

"Chúng tôi thấy rằng một vụ nổ tia gamma ngắn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn so với những vụ nổ dài" - Brian Thomas của Đại học Washburn, ở Topeka, Kansas, cho biết. Và, "Thời gian không phải là vấn đề quan trọng mà số lượng bức xạ được giải phóng từ những vụ nổ này mới là điều đáng chú ý".

Các vụ nổ ngắn có thể gây ra bởi sự va chạm nhẹ giữa các ngôi sao hay lỗ đen. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, cứ 100 triệu năm sẽ xảy ra các va chạm như vậy trong bất cứ thiên hà nào.

Nếu như vụ nổ xảy ra bên trong Dải Ngân hà thì ảnh hưởng của bức xạ lên Trái Đất sẽ rất lâu dài. Chúng khiến các oxi tự do và nitơ va chạm và một số sẽ kết hợp lại thành hợp chất nitơ oxit, phá hủy tầng ozone. Các nitơ này sẽ ở lại trong bầu khí quyển và tiếp tục phá hủy tầng ozone cho đến khi những cơn mưa mang chúng đi.

SVTH: Nguyễn Thị Minh Đạt – Lớp 09SVL 74 Hiện tại các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm mối liên hệ của sự tuyệt chủng của nhiều sinh vật trên Trái Đất thời tiền sử với những vụ nổ xảy ra do va chạm giữa các ngơi sao thơng qua các hóa thạch.

*Số phận của Trái Đất phụ thuộc vào Mặt Trời: Trong vũ trụ có hàng trăm

tỉ thiên hà và trong mỗi thiên hà lại có hàng chục tỉ ngơi sao. Mặt Trời của chúng ta là một ngôi sao "thường thường bậc trung" của Dải Ngân hà, cách trung tâm Dải Ngân hà 36.000 năm ánh sáng (tốc độ của ánh sáng gần 300.000 km/giây).

Trong cuốn sách “Lang thang trên dải Ngân hà” của nhà thiên văn học Việt kiều Pháp Nguyễn Quang Riệu, Nhà xuất bản (NXB) Văn hóa - Thơng tin có viết: “Hiện nay, Mặt Trời là một ngơi sao trạc tuổi trung niên, cịn tồn tại được hơn 5 tỉ năm nữa. Sau đó, Mặt Trời sẽ nguội dần và đồng thời phồng lên để biến thành một “ngôi sao khổng lồ màu đỏ"”.

Hình 4.4. Vịng đời của Mặt Trời.

Chú thích: Birth: Sinh ra; Now: Bây giờ; Gradual Warming:Ấm dần; Red Giant:

Màu đỏ khổng lồ; Planetary Nebula:Tinh vân hành tinh; White Dwart: Lùn trắng;

Mặt Trời "chết" biến thành sao lùn trắng. Ngôi sao nặng gấp năm lần Mặt Trời "chết" biến thành một thiên thể có lõi co lại đến mức electron (hạt điện tử) và proton (hạt trong hạt nhân) bị nén liền thành những hạt mới neutron và được gọi là

SVTH: Nguyễn Thị Minh Đạt – Lớp 09SVL 75 sao neutron. Chỉ những ngôi sao nặng hơn 4 lần Mặt Trời, khi "chết" mới có thể biến thành Hố đen. Mặt Trời sẽ duy trì như là một sao lùn trắng mãi mãi. Nó sẽ chiếu sáng ra xa một cách từ từ nhiệt bên trong cịn lại của nó và nó sẽ nguội dần. Nó sẽ khơng co lại nữa. Nếu có hành tinh tồn tại xung quanh Mặt Trời, chúng sẽ bị đóng băng. Khơng có ánh sáng của Mặt Trời, sự sống trên Trái Đất sẽ chấm hết. Trừ khi con người tìm ra một Mặt Trời khác có thể thỏa mãn các nhu cầu năng lượng cho sự sống của họ và di cư đến đó trước khi Mặt Trời suy sụp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)