Một số phương pháp cơ bản được sử dụng trong dạy học tích hợp giữa

Một phần của tài liệu 22892 161220202341389NGUYNTHHOINAMBnchnh (Trang 27 - 75)

B. NỘI DUNG

1.2.5Một số phương pháp cơ bản được sử dụng trong dạy học tích hợp giữa

dục kĩ năng sống và môn GDCD

Việc sử dụng phương pháp nào vào dạy học tích hợp luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là dạy học tích cực. Vì vậy để nữa chọn được những phương pháp phù hợp nhất, cần thiết phải bắt nguồn từ những cầu sử dụng phương pháp tiến bộ nhất hiện nay. Đó là hai hướng tiếp cận sau:

+ Phương pháp tiếp cận cùng tham gia: tạo sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh và tăng cường sự tham gia của học sinh trong học tập, thực hành kỹ năng.

+ Phương pháp tiếp cận hướng vào người học: dựa vào kinh nghiệm sống và đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Với các phương pháp tiếp cận trên, các phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng trong giáo dục KNS cho học sinh THPT là: Phương pháp đàm thoại, phương pháp tổ chức thảo luận nhóm, phương pháp xử lý tình huống,phương pháp tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo…

-Phương pháp đàm thoại

Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi, để học sinh căn cứ vào kiến thức đã có kết hợp với sự hướng dẩn của giáo viên qua các thiết bị giảng dạy để làm sáng tỏ vấn đề, tìm ra những tri thức mới ;nhằm củng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức đã tiếp thu được, từ đó tổng kết hệ thống hóa tri thức.

Để thực hiện phương pháp này giáo viên cần phải:

+ Phải làm cho học sinh ý thức được mục đích của toàn bộ hay một phần lớn của cuộc đàm thoại. Hệ thống câu hỏi phải được lựa chọn và sắp xếp hợp lý, gắn bó với nhau thành một thể thống nhất.

+ Các câu hỏi được chia thành đơn giản và phức tạp.Số lượng và tính chất phức tạp của câu hỏi phụ thuộc vào tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu, kiến thức cần thiết để tiếp thu tài liệu mới, trình độ phát triển của học sinh. Sau khi giải quyết xong một vấn đề cần tổng kết lại kết quả của việc giải quyết vấn đề nêu ra.

+ Phải đảm bảo nguyên tắc đàm thoại với cả lớp và không bị động “theo đuôi” lớp.Muốn vậy cần đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ rồi mới chỉ định một học sinh trả lời, không chiều theo ý muốn của học sinh đi lệch khỏi trọng tâm vấn đề.

- Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp được yêu thích và sử dụng thường xuyên trong hoạt động dạy - học tích cực. Mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, có kỹ năng trong tổ chức, điều khiển các hoạt động này.

-Phương pháp xử lý tình huống

Trong lĩnh vực giáo dục,người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải đối mặt với một số tình huống sư phạm nan giải.Trước những tình huống đó mỗi người sẽ có một cách giải quyết khác nhau.

-Phương pháp tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh

HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội.

HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.

1.2.6. Quy trình thực hiện một buổi học tích hợp giáo dục kĩ năng sống và môn GDCD Các bước Mục đích Mô tả quá trình thực hiện

Vai trò của giáo viên và học sinh Gợi ý một số KTDH 1. Khám phá - Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm kiến thức, kĩ năng … sẽ được học - Giúp GV đánh giá/ xác định xem HS đã biết gì, có kinh nghiệm gì, có kĩ năng gì có liên quan đến bài mới.

- GV ( cùng với HS ) thiết kế hoạt động ( có tính chất trải nghiệm ) - Gv ( cùngvới HS ) đặt lại các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới. - GV giúp HS xử lí / phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS, tổ chức và phân loại chúng.

- GV đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, ghi chép ,…. - HS cần chia sẻ, trao đổi, phản hồi, xư lí thông tin, ghi chép … - Một số kĩ thuật dạy học chính : Động não, thảo luận, chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi.

2. Kết nối

- Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái “ đã biết” với cái “chưa biết”. Câu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới

- GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 1 - GV giới thiệu kiến thức và kĩ năng mới - Kiểm tra xem kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa.

- Nêu ví dụ khi cần thiết

- GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn, HS là người phản hồi, trình bày quản điểm, ý kiến, đặt câu hỏi / trả lời

- Một số kĩ thuật dạy học : thảo luận theo nhóm, người học trình bày, khách mời, đóng vai, sử dụng phương tiện dạy học đa chức năng ( chiếu phim, băng, đài, đĩa ) 3. Thực

hành/

- Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng

- GV thiết kế/ chuẩn bị hoạt động mà theo đó

- GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn,

Luyện tập

kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh/ hoàn cảnh / điều kiện có ý nghĩa.

- Định hướng cho HS thực hành đúng cách - Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch

yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức vfa kĩ năng mới. - HS làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ - GV giám sát mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết - GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được

người hỗ trợ. - HS đóng vai trò người thực hiện, người khám phá - Một số kĩ thuật dạy học : đóng kịch ngắn, viết luận, mô phỏng hỏi/đáp, trò chơi, thảo luận/tranh luận

4. Vận dụng

Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng những kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới

- GV ( cùng với HS ) lập kế hoạch đối với nhiều môn học/lĩnh vực học tập đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kĩ năng mới - HS làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. - GV và HS cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức hoạt động

- GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS tại bước này.

- GV đóng vai trò là người hướng dẫn và người đánh giá - HS đóng vai trò người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn đề, người trình bày và người đánh giá. - Một số kĩ thuật dạy học, dạy học hợp tác, làm việc nhóm, trình bày cá nhân, dạy học dự án

Trên đây là định hướng chung về mục tiêu, nội dung, phương pháp và thực hiện một bài giáo dục KNS cho học sinh phổ thông.Các định hướng này sẽ thể hiện trong từng môn Tuy nhiên tuỳ đặc trưng môn học, cấp học mà có thê tập trung vào giáo dục

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN TÍCH HỢP KĨ NĂNG SỐNG VÀO MÔN GDCD LỚP 10

2.1. Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng sống và dạy học môn GDCD cho học sinh lớp 10 trường THPT Phan Châu Trinh

2.1.1 Vài nét về trường THPT Phan Châu Trinh và học sinh lớp 10

Trường THPT Phan Châu Trinh nằm tại 167 Lê Lợi và năm học 2004 - 2005, trường xây dựng thêm cơ sở tại 154 Lê Lợi, phường Thạch Than, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Nhiều thế hệ học sinh Phan Châu Trinh khá giỏi về văn hoá, khỏe mạnh về thể chất, đạo đức tốt, sống có lý tưởng, có kỹ năng giao tiếp xã hội tốt đã trưởng thành và không ít người trở thành những nhà khoa học, những doanh nhân thành đạt...

Với việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy và công tác quản lý; xây dựng và phát huy các truyền thống tốt đẹp của nhà trường, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao. Số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, Olympic 30/4 khu vực phía Nam, học sinh giỏi cấp thành phố ngày càng tăng. Trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi sáng tạo dành cho học sinh THPT, học sinh Phan Châu Trinh luôn đạt được thứ hạng cao ở cấp quốc gia và thành phố. Trong nhiều năm học qua, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của trường luôn đạt 100%; tỉ lệ học đậu Đại học - Cao đẳng đạt trên 90% , nằm trong top 100 THPT trên toàn quốc có tỉ lệ đậu Đại học - Cao đẳng cao.

Trải qua hơn 60 năm hình thành, xây dựng và phát triển, với đội ngũ thầy cô giáo giàu lòng yêu nghề, có năng lực quản lý và nghiệp vụ sư phạm cao, trường THPT Phan Châu Trinh đã vinh dự đón nhận nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Cờ luân lưu Đơn vị dẫn đầu ngành giáo dục (1981) của Hội đồng Bộ trưởng; Cờ luân lưu Đơn vị tiên tiến xuất sắc ngành giáo dục (1996); Huân chương Lao động hạng Ba (1983); Huân chương Lao động hạng Nhì (1996); Huân chương Lao động hạng Nhất (2003); Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ (2012), Cờ Đơn vị tiên tiến xuất sắc của UBDN thành phố Đà Nẵng (2012), Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 và hơn 15 lần nhận cờ luân lưu Đơn vị xuất sắc của phong trào thanh niên trường học.

Trong năm học 2018 - 2019, học sinh Phan Châu Trinh đã được giải ba chung kết chương trình đường lên đỉnh Olympia mang lại niềm tự hào lớp cho thầy và trò

trường THPT Phan Châu Trinh, đóng góp vào thành tích học tập nổi bật của nhà trường.

Trường THPT Phan Châu Trinh có : 31 lớp khối 10 với gần 1400 học sinh lớp 10. Đến từ nhiều địa bàn khác nhau như : Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu… Các em đều là những học sinh khá giỏi, trải qua kì thi chuyển cấp gắt gao để bước chân vào ngôi trường chuyên của thành phố. Với số lượng học sinh đông như vậy, nhà trường đã bố trí phân chia khối lớp 10 thành 2 buổi sáng, chiều tương ứng với lớp số lẻ học buổi sáng, tất cả lớp số chẵn sẽ học buổi chiều để thuận lợi cho việc học tập của các em.

Đặc điểm tâm lý học sinh khối 10, các em vừa mới qua giai đoạn học Trung học cơ sở, vẫn còn bỡ ngỡ, chưa thể thích nghi với môi trường Trung học phổ thông. Đây là thời kỳ đầu của tuổi thanh niên (15 tuổi – 18 tuổi vì thế các em còn mang tư tưởng học sinh cấp 2 như: mải chơi, còn nói chuyện trong giờ, chưa tự lập được cho bản thân, thiếu tập trung… Do đó, ta cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, để giúp các em tự hoàn thiện mình và thích nghi được với môi trường làm việc mới. Như vậy, sẽ tạo hành trang cho các em sau này khi vào đời, không còn những bỡ ngỡ, thuần thục được các kỹ năng sống

2.1.2. Thực trạng vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh

Qua quá trình khảo sát 3 lớp 10 ở trường THPT Phan Châu Trinh. Nội dung khảo sát được tập trung vào 2 vấn đề: Một là nhận thức học sinh về KNS; Hai là đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng sống và dạy học GDCD cho học sinh, đưa ra giải pháp phù hợp. Kết quả khảo sát như sau:

Theo như kết quả nghiên cứu :

“ Bảng 1.1 Kết quả khảo sát nhận thức kỹ năng sống của học sinh trường THPT Phan Châu Trinh”

Kỹ năng sống là Đơn vị

%

A. Ứng phó với các tình huống trong cuộc sống 29

B. Khả năng làm cho hành vi của mình thay đổi phù hợp với cách ứng xử, giúp con người vượt qua thách thức của cuộc sống

63

C. Sự thích nghi với môi trường 2

Khi khảo sát cách hiểu của học sinh về khái niệm kĩ năng sống, kết quả cho thấy có 29% học sinh chọn phương án A. Các em cho rằng “Kỹ năng sống là ứng phó với tình huống trong cuộc sống”.Phương án C chiếm tỉ lệ phần trăm thấp nhất khi chỉ có 2% học sinh cho rằng phương án C là phương án đúng. Phương án D chiếm tỷ lệ là 6% cho rằng “Kỹ năng sống là sự thích nghi với môi trường”. Với cách hiểu này, các em chỉ hiểu đúng được một phần trong khái niệm kỹ năng sống. Khái niệm đầy đủ về kỹ năng sống là B “Khả năng làm cho hành vi của mình thay đổi phù hợp với cách ứng xử, giúp con người vượt qua thách thức của cuộc sống”. Có 63% em học sinh chọn phương án B. Như vậy, các em đã hiểu rõ được đầy đủ và chính xác nhất về khái niệm kĩ năng sống.

Dựa vào kết quả khảo sát: “Bảng 1.2 Đánh giá về mức độ hiểu biết về kĩ năng sống của học sinh thông qua 9 kỹ năng sống

Các kĩ năng Lúng túng Cần trợ giúp Làm được Thành thạo 1.Ra quyết định 20 40 14 15 2. Giải quyết vấn đề 40 30 12 18 3. Suy nghĩ có phán đoán 23 17 20 40

4. Giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực

39 17 12 10

5. Giao tiếp giữa người với người 43 20 23 14

6. Ý thức về bản thân 43 34 13 10

7. Ứng phó với cảm xúc căng thẳng 38 32 13 17

8. Kĩ năng giao tiếp 21 31 25 23

9. Kĩ năng xác định giá trị bản thân 6 50 24 20

Kỹ năng sống của học sinh trung học phổ thông còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là 9 kỹ năng sống đã được liệt kê phần lớn các em cần phải có sự trợ giúp mới có thể thực hiện tốt những KNS cơ bản. Bên cạnh đó có những KNS học sinh đã được tiếp nhận thông tin ở mức độ “Thành thạo” nhưng chưa nhiều.Với kỹ năng ra quyết định, đa số các em còn lúng túng, số còn lại làm được chưa được nhiều. Chỉ có 15 % có thể làm thành thạo. Do đó, các em cần được bổ sung thêm các kỹ năng. Tuy nhiên một số

Một phần của tài liệu 22892 161220202341389NGUYNTHHOINAMBnchnh (Trang 27 - 75)