Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Phúc Thanh

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tại công ty cổ phần xây dựng công trình phúc thanh (Trang 26 - 30)

5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Phúc Thanh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng Công

trình Phúc Thanh

2.1.1.1. Tổng quan về công ty

-Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Phúc Thanh

-Địa chỉ: Thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

- Điện thoại: (024) 6418883

-Mã số thuế: 0101296970 (cấp ngày 30/10/2002, Giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh thay đổi lần thứ 14 ngày 16/12/2016 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

- Hình thức sở hữu vốn: Vốn điều lệ là 25.000.000.000 VND, mệnh giá cổ phần là 100.000 VND.

-Ngành nghề kinh doanh của đơn vị: Xây dựng nhà các loại, mua bán nguyên vật liệu xây dựng, …

-Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Phúc Thanh được thành lập vào ngày 30 tháng 10 năm 2002 với định hướng phát triển đa ngành nghề, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực đầu tư, xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, cụm công nghiệp và nhiều dịch vụ

khác. Sau gần 20 năm thành lập công ty cho tới nay, bằng những kiến thức, kinh nghiệm cũng như những người sáng lập và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với phương châm làm việc năng động, hiệu quả, phát triển, Phúc Thanh đã góp một phần nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

2.1.1.2. Đặc diểm tổ chức quản lý của công ty (Sơ đồ 1)

- Hội đồng quản trị là bộ phận quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty

- Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

- Ban giám đốc: Thực hiện các chiến lược kinh doanh mà HĐQT đã đặt ra, điều hành công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng, giải quyết công việc hàng ngày của công ty

- Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý chỉ đạo trong lĩnh vực phụ trách, triển khai, cụ thể hoá công việc theo chỉ đạo của Ban Tổng giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Phòng tổ chức hành chính: Quản lý bộ phận nhân sự của công ty. Có chính sách tuyển dụng, bố trí nhân sự sao cho phù hợp và hiệu quả nhất, lập kế hoạch đào tạo nhân sự phục vụ cho nhu cầu công ty, lập kế hoạch tiền lương hàng năm. Quản lý toàn bộ tài sản, trang thiết bị văn phòng của công ty. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ theo quy định.

+ Phòng đầu tư kinh doanh: Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh. Chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan

đến hoạt động kinh doanh của Công ty; Tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh đã được ký kết. Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán Công ty trong các nghiệp vụ thu tiền bán hàng hóa, thanh toán tiền mua hàng hóa - dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh trên cơ sở các cam kết và quy định của pháp luật hiện hành; Theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế cho đến khi hoàn thành việc thanh lý hợp đồng đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khi được Ban Giám đốc Công ty phê duyệt. Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác kinh doanh của Công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

+ Phòng tài chính kế toán: Tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kế. Theo dõi, phân tích, phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho giám đốc trong công tác điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh. Cung cấp thông tin kế toán quản trị cần thiết để giám đốc có thể ra quyết định.

2.1.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Phúc

Thanh

2.1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán (Sơ đồ 2)

- Hình thức bộ máy kế toán ở công ty thuộc hình thức tập trung, theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán được tập trung trong phòng kế toán của công ty từ việc ghi sổ, kiểm tra chứng từ, khóa sổ cho đến khi lập báo cáo tài chính dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó ban tài chính và kế toán trưởng. Ở các bộ phận khác không tiến hành công tác kế toán mà tập trung toàn bộ tại phòng kế toán trung tâm. Nhờ sự tập trung của công tác kế toán mà công ty nắm bắt được thông tin nhanh nhạy và việc kiểm tra, đánh giá được kịp thời.

- Kế toán trưởng: Bao quát, quản lý tình hình tài chính của công ty, tập hợp các số liệu của các kế toán viên để làm báo cáo quý, năm. Kế toán trưởng đóng vai trò quan trọng trong công ty, luôn cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là có lãi hay lỗ, kinh doanh mặt hàng nào là mang lại lợi ích nhiều nhất để cho cấp trên phương án kinh doanh tốt nhất.

- Kế toán tổng hợp: Kiểm tra, đảm bảo sự chính xác, kịp thời và phản ánh đúng số liệu và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết đến tổng hợp của sổ sách kế toán.

- Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ cập nhật dữ liệu, theo dõi, đôn đốc nợ phải thu với khách hàng

- Kế toán thuế: Phụ trách về các vấn đề về Khai báo thuế trong doanh nghiệp đến nhà nước, giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn định.

- Thủ quỹ: nắm giữ lượng tiền thu chi trong công ty, thanh toán tiền cho người cung cấp và thu tiền của khách hàng, trả lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân nhân viên trong công ty.

2.1.2.2. Chính sách kế toán

- Chế độ kế toán: áp dụng theo Thông tư số 133 ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính.

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.

- Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N.

- Kỳ báo cáo: Báo cáo tài chính được lập theo năm.

+ Báo cáo tài chính được lập dựa trên các nguyên tắc kế toán phù hợp với quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành tại Thông tư số 133/2016/TT- BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

+ Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán dồn tích (trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền).

+ Áp dụng Chế độ Kế toán hiện hành, báo cáo tài chính của công ty bao gồm:

 Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a–DNN)

 Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh (Mẫu số B02–DNN)

 Báo cáo Lưu chuyển Tiền tệ (Mẫu số B03–DNN) (theo phương pháp trực tiếp)

Tất cả các báo cáo này do các nhân viên trong Phòng tài vụ hỗ trợ cho kế toán tổng hợp lập. Sau khi lập xong sẽ được Kế toán trưởng rà soát và xem xét đã lập đúng theo quy định và chuẩn mực quy định hay không. Tất cả các báo cáo này đều được lập theo đúng quy định về cách thức, biểu mẫu, thời gian, số lượng.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp về sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

-Phương pháp tính thuế GTGT: được tính theo phương pháp khấu trừ

- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định (TSCĐ): được ghi nhận theo giá gốc.

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ được trích theo phương pháp đường thẳng.

- Hàng tồn kho được xác định theo giá gốc, trường hợp giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì hàng tồn kho được xác định theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí ước tính để hoàn thành và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu tại công ty cổ phần xây dựng công trình phúc thanh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)