Tội huỷ hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép và hành vi khác hủy hoại rừng, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mạ

Một phần của tài liệu luật hình sự: Các tội phạm về môi trường (Trang 33 - 37)

hoại rừng, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, sự ổn định và bền vững của môi trường sinh thái. Theo quy định tại khoản 1 Điều 243 BLHS, thì:

“1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới

50.000 mét vuông (m2); b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2); c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2); d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2); đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích; e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.

- Cấu thành tội phạm

+ Khách thể của tội phạm

= Khách thể của tội phạm là chế độ quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, xâm hại đến sự ổn định và bền vững của môi trường sinh thái.

= Đối tượng tác động trực tiếp là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng trên đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

+ Mặt khách quan của tội phạm

= Mặc khách quan của tội hủy hoại rừng được thể hiện dưới các hành vi:

(1) Đốt rừng trái phép là hành vi cố ý làm cháy rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; (2)Phá

rừng trái phép là chặt phá rừng, ken cây và các hành vi khác trái pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì; (3)Hành vi khác huỷ hoại rừnglà đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp ngăn nước thuỷ triều, tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật... làm cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm .7

= Hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là thiệt hại vật chất, bao gồm; Diện tích rừng bị hủy hoại; Giá trị thực vật bị hủy hoại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 243 BLHS, thì hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) trở lên;

(2) Rừng sản xuất (là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Rừng sản xuất là rừng trồng; Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận)8có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) trở lên;

(3) Rừng phòng hộ (là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường)9 có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) trở lên;

(4) Rừng đặc dụng (là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu

9Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004;

8Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004;

7Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 hướng dẫn áp dụng mộtsố điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học)10 có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) trở lên;

(5 ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên, trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

(6) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

(7) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm nêu trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

= Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

= Tội phạm được hoàn thành từ khi gây ra các thiết hại nêu trên hoặc từ khi thực hiện hành vi tiếp theo sau lần bị xửu phạt hành chính hoặc bị kết án.

+ Chủ thể của tội phạm là:

= Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự;

= Pháp pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự quy định lkhoản 1 Điều 75 BLHS.

+ Về mặt chủ, tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Một phần của tài liệu luật hình sự: Các tội phạm về môi trường (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)