Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại là hành vi nhập khẩu trái phép, phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật,

Một phần của tài liệu luật hình sự: Các tội phạm về môi trường (Trang 47 - 50)

trái phép, phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai do cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý tạo nguy cơ xâm hại hoặc gây thiệt hại về tài sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 246 BLHS, thì:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”.

- Cấu thành tội phạm

+ Khách thể của tội phạm

= Khách thể của tội phạm là chế độ quy định của Nhà nước về quản lý việc nhập khẩu và phát tán các loài ngoại lai.

= Đối tượng tác động cảu tội phạm là loài ngoại lai (là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng. Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển) .14

+ Mặt khách quan của tội phạm

= Mặt khách quan của tội phạm là hành vi nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại.

= Hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là thiệt hại vật chất, gồm: Thiệt hại về tài sản; Giá trị của loài ngoại lai. Theo quy định tại khản 1 Điều 246 BLHS, thì các hành vi nêu trên chỉ bị coi là phạm tội khi:

(1) Nhập khẩu (là hành vi đưa vào Việt Nam thông qua hình thức nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu gián tiếp qua người được uỷ thác hoặc lén lút đưa vào Việt Nam) trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng trở lên;

(2) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

(3) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng trở lên.

+ Chủ thể của tội phạm là:

= Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự;

= Pháp nhân thương mại có đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 75 BLHS.

- Về mặt khách quan,tội phạm được thực hiện do cố ý.

- Về hình phạt, Điều luật quy định 3 khung hình phạt:

+ Khoản 1 quy định hình phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. + Khoản 2 quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên; c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm.

+ Khoản 3 quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội là có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Khoản 4 quy định pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Điểm c khoản 4 quy định hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại là có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Một phần của tài liệu luật hình sự: Các tội phạm về môi trường (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)