Thách thức ngành xuất-nhập khẩu trái cây vẫn phải tiếp tục đối mặt

Một phần của tài liệu ch oại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn 2016 2021 và tác động của đại dịch covid tới xuất nhập khẩu trái cây của việt nam (Trang 55)

- Vải thiều

2.4. Thách thức ngành xuất-nhập khẩu trái cây vẫn phải tiếp tục đối mặt

2.4.1. Dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến khó lường

Từ đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh có vẻ nằm trong kiểm soát. Nhưng đến khoản đầu tháng 5 thì các tỉnh phía bắc, cụ thể là Bắc Ninh lại xuất hiện ca nhiễm mới. Rồi lang rộng ra các tỉnh Lân cận , tính đến 5/6/2021 thì Bắc Giang- Bắc Ninh là ổ dịch dẫn đầy cả nước với 4000 ca. Hồ Chí Minh xếp thứ 2 với số ca nhiễm tăng gần 100 ca mỗi ngày tính đên ngày 25/6/2021.

Các tỉnh thành bình yên trải qua 3 đợt dịch trước thì Phú Yên, Khánh Hòa đã bắt đầu xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên và tăng nhanh từng ngày, sau 3 ngày phát hiện ca nhiễm đầu tiên, Phú Yên đã ghi nhận 58 ca mắc Covid-19, đáng lo ngại hơn là con số ngày đang tăng theo từng giờ.

Chương trình tiêm Vacxin ngừa Covid-19 đã được đưa vào triển khai là một tín hiệu tốt cho người dân Việt Nam, song song đó việc tổ chức tiêm phòng vẫn gặp nhiều khó khăn. Và hiệu quả của Vacxin cũng

Hình 2.17: Tình hình dịch COVID-19 trên cả nước

đang bị người dân

3/7/2021. Nguồn: Bộ Y Tế.

lo ngại khi 22 nhân viên tế tại Bệnh viện Nhiệt đớt Trung ương lại thành phố Hồ Chí Minh dù đã tiêm đủ 2 mũi Vacxin vẫn bị dương tính với Covid-19. Tính từ đầu dịch đến nay, Việt nam đã có 15643 ca nhiễm bệnh, và con số này vẫn đang tăng từ ngày.

44

2.4.2. Sản xuất, xuất khẩu vẫn trì trệ và gặp nhiều khó khăn

Tháng 5,6 là tháng ngành nông nghiệp đang chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch của một số loại nông sản chính ở miền bắc và Nam Trung bộ. Trong khi đó, dịch Covid- 19 vẫn có những diễn biến mới khiến cho hoạt động giao thương chưa thể trở lại bình thường. Trước thực tế đó, ngày 14-5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức "Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19".

Các khó khăn vẫn còn phải đối mặt sắp tới như là :

- Có các khó khăn như tài chính của các hộ nông dân không ổn định, việc đầu ra khó khăn, nguồn nhân công cũng như nguyên liệu khan hiếm đã làm việc xoay vòng vốn của người trồng trọt khó khăn nhiều.

-Áp lực về thuế và phí, do thương mại gián đoạn nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu, dẫn đến chi phí lưu kho, nhất là kho lạnh tăng cao tạo áp lực về tài chính.

Hình 2.18: Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19, ngày 14-5 ( báo Nhân Dân).

45

- Hệ thống logictics và kho lạnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu về khối lượng của các địa phương, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tìm cách điều tiết, phân luồng nông sản ở các cửa khẩu, nhất là ở các tỉnh biên giới, đặc biệt là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai.

-Thiếu hụt nguyên liệu sản xuất đầu vào. Và cuối cùng là cơ chế vận hành, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ cần được kết nối chặt chẽ hơn.

- Chưa kiểm soát được hàng rào kỹ thuật, đáp ứng được các tiêu chuẩn cho các thị trường, thí dụ như Trung Quốc. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang gặp hạn chế về kỹ thuật ngoại thương, đàm phán, do đó cần các bộ ngành cùng chung tay để giải quyết.

2.5. Cách Khắc phục xuất- nhập khẩu trái cây trong giai đoạn khó khăn2.5.1. Dựa trên điểm mạnh đẩy mạnh giúp Việt Nam vượt qua khoảng 2.5.1. Dựa trên điểm mạnh đẩy mạnh giúp Việt Nam vượt qua khoảng thời gian khó khăn

- Diện tích đất trồng rau quả

Trong những năm gần đây, diện tích rau quả tăng dần, bình quân 6% / năm. Toàn bộ diện tích rau quả năm 2018 đạt khoảng 1,9 triệu ha, trong đó hơn 1 triệu ha cho sản lượng 10 triệu tấn cây ăn quả.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, miền Nam có 14 loại cây ăn trái với diện tích lớn (trên 10.000 ha / loại)

46

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả quan trọng nhất (chiếm

Hình 2.19: Biểu đồ diện tích trồng các loại trái cây tiêu biểu ở miền Nam. Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

khoảng 58% tổng diện tích cây ăn quả của miền Nam), tiếp theo là Đông Nam Bộ (17%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (15%) (15 phần trăm ) và vùng Tây Nguyên (10%).

-Các cơ sở sản xuất rau quả Việt Nam

Cả nước có khoảng 145 nhà máy chế biến rau quả quy mô lớn với tổng công suất dự kiến là 800.000 tấn / năm. Riêng miền Nam có 71 nhà máy chế biến. Ngoài ra còn có hàng chục nghìn nhà máy chế biến quy mô nhỏ.

- Các cơ hội từ điều kiện tự nhiên của ngành rau quả Việt Nam hiện nay:

(1) Thúc đẩy hình thành doanh nghiệp mới, doanh nhân trẻ thành lập doanh nghiệp, đổi mới ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn đều giúp tăng số lượng và quy mô hoạt động.

47

(2) Do chuyển đổi cây công nghiệp lâu năm sang trồng rau và ăn quả, diện tích đất sản xuất rau, quả đã tăng lên.

(3) Một số loại cây ăn quả quan trọng đã quy tụ thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa. Những công ty làm vườn chuyên nghiệp, chẳng hạn như Unifarm, Lavifoods, Vegetexco, Vegetigi,… đang không ngừng nâng cao trình độ về kỹ thuật canh tác, khả năng trồng trọt, chăm sóc và thâm canh

(4) Số lượng cây ăn quả đặc biệt quan trọng đối với xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đặc biệt là các giống độc đáo: Việt Nam hiện có 298 loại trong tổng số 25 loại cây ăn quả sản xuất lớn và khoảng 134 loại cây ăn quả bản địa trong tổng số 15 loại cây ăn quả ít phổ biến gồm 15 loại khác nhau.

(5) Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương nhất là Bộ NN & PTNT, Bộ Công Thương giúp ngành cây ăn quả phát triển không ngừng.

Ngoài ra, Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn kiên trì thực hiện nhiệm vụ “đi đầu, mở cửa thị trường” cho ngành rau quả.

- Các cơ hội đến từ các thị trường rau quả trên thế giới:

(1) Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đối với các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam đã được ký kết trong những năm gần đây nhằm gia tăng thị trường. Mong muốn về các bữa ăn tự nhiên đang tăng lên trong việc tiêu thụ trái cây nhập khẩu; trái cây lạ và đặc sản ngày càng tăng; tiêu thụ trái cây an toàn, hữu cơ, có giá trị dinh dưỡng cao và thực phẩm chức năng; Trong những năm gần đây, trái cây xuất khẩu của nước ta đã tăng trưởng trên một số thị trường.

Thị trường xuất khẩu dự kiến sẽ vẫn ổn định và tăng trong những năm tới.

Với các khu vực trọng điểm: Trung Quốc, Các quốc gia ASEAN, Hồng Kông và Đài Loan ,Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Canada

48

Ngoài ra, còn có các thị trường mới và đầy triển vọng như Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Úc và New Zealand.

(2) Ảnh hưởng của rau quả đối với sức khỏe con người ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng.

(3) Mức thu nhập của người dân tăng, với kỳ vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 3,2% / năm từ năm 2011 đến năm 2020, góp phần cải thiện mức thu nhập của người dân.

Theo FAO, rau và trái cây chiếm thị phần lớn nhất trong nhóm thực phẩm tươi sống trên toàn thế giới, chiếm hơn 59% và tăng trưởng với tốc độ 2,88% từ năm 2016 đến năm 2021.

2.5.2. Dựa trên những thách thức và khắc phục những vấn đề còn tồnđộng động

Rau quả Việt Nam gặp một số trở ngại, bao gồm cạnh tranh thương mại giữa các nước sản xuất, trở ngại công nghệ từ các nước nhập khẩu, các quy định về kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Hơn thế nữa, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là dịch bệnh kéo dài chưa dứt trên thế giới, nhưng sự vững tin của nhân dân vào Đảng Nhà Nước, sức mạnh toàn dân sẽ giúp chúng ta phòng chống tốt dịch bệnh và đối mặt với các vấn đề sắp tới. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều mặt hàng nông sản như thanh long, dưa hấu, sầu riêng… gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Nhiều nông dân rơi vào cảnh khốn khó vì dưa hấu rớt giá thê thảm, thậm chí nhiều hộ không bán được phải vứt bỏ tại vườn.

Chúng ta đã thích nghi và điều chỉnh nhanh- kịp thời để giải quyết khó khăn, sau đó là khắc phục những vấn đề tồn động trong xuất khẩu trái cây- cái mà vốn dĩ đã có từ trước đến Covid thì tình hình lại cấp bách hơn. Đảng Nhà Nước ta đã hỗ trợ kịp thời cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu. Đưa ra nhiều giải pháp và chính sách xoay chuyển tình thế. Với tinh thần dân tộc, đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, nhân dân Việt đã giúp người nông dân phần nào trong tình

49

cảnh khó khăn. Đây cũng là một trong những điểm mạnh nhất mà dân tộc Việt luôn tự hào.

Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, chung tay, chia sẻ với bà con nông dân trong tiêu thụ nông sản, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương tuyên truyền, động viên công nhân, viên chức, lao động ưu tiên dành một phần kinh phí hợp lý để sử dụng các mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhất là các nông sản đang bị tồn dư nhiều như thanh long, dưa hấu, sầu riêng… để phục vụ sinh hoạt gia đình. Với những tình cảm yêu thương trên tinh thần “thương người như thể thương thân” của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hay người dân ai cũng hoan hỷ, nở trên môi nụ cười, góp một phần công sức của mình vào việc giúp đỡ cộng đồng. Cùng một số biện pháp khắc phục cụ thể từ chính phủ đưa ra như sau:

(1) Tổ chức các hình thức hợp tác xã trái cây với sự tập hợp của các nông dân sản xuất quy mô nhỏ lẻ (giống như cánh đồng lớn).

(2) Áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP vào kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính an toàn cho nông sản

(3)Tăng hiểu qua sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm bằng cách liên kết các vùng miền với nhau

(4) Tạo điều kiện, hợp tác với các nhà khoa học để phát triển việc nghiên cứu và nhân giống. Từ đó, tạo ra những cây ăn quả mới tốt hơn, hấp dẫn hơn về mẫu mã, màu sắc, mùi vị.

(5) Tăng tính cạnh tranh và sản lượng xuất khẩu với các nước trên thế giới thì việc nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng là cần thiết.

(6) Đầu tư, phát triển hệ thống logistic để đáp ứng nhu cầu cung ứng, vận chuyển chuỗi hàng hóa

50

(7) Kêu gọi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh rau, quả, các chủ vựa, vườn tham gia vào Hiệp hội Rau quả Việt Nam;

(8) Phổ biến, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tươi sống bao gồm rau quả, trái cây về các triển lãm AsiaWorld-Expo, Hiệu ứng Spotlight - một tính năng mới trên trang web Asia Fruit Logistica, triển lãm & hội nghị quốc tế (HortEx Vietnam),… Nhằm tạo cơ hội hợp tác kinh doanh, mở rộng danh tiếng, dễ dàng đưa sản phẩm tiếp cận với thị trường quốc tế hơn. Hơn thế nữa, đây cũng là cách giúp các doanh nghiệp cập nhập nhanh về xu thế và diễn biến của thị trường tiêu thụ rau quả trong khu vực và thế giới.

Chương 3: HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, xuất khẩu nông sản có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, góp phần nâng tầm vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Hiện nay, nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu nên rủi ro cho nhóm mặt hàng này là rất cao khi gặp phải các biến động thị trường, cũng nhưng các điều kiện điểm định an toàn thực phẩm. Được chứng minh rõ ràng ở phần các thách thức trong dịch bênh Covid-19 đã nêu trên.

Bên cạnh đó, đặc thù của ngành nông nghiệp Việt Nam về cơ bản vẫn là nền sản xuất thô về sản phẩm, sản xuất nhỏ lẻ, giá thành nông sản cao, không có sự liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngành nên cần có định hướng tốt của Chính phủ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái câu để giải quyết các vấn đề cốt lõi. Từ đó hướng đến canh tác lớn, liên doanh nước ngoài, hoàn thiện chuỗi cung ứng nâng cao hiệu suất. Đảng và Nhà nước cần đề ra các giải pháp giải quyết đồng thời các vấn đề như sửa đổi chính sách phát triển kinh tế và khắc phục điểm yếu của ngành kinh doanh, xuất - nhập khẩu trái cây nước ta; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận các tiến bộ công nghệ đạt chuẩn, thu hút đầu tư nước ngoài để

51

chuyển giao công nghệ chế biến tiên tiến hướng đến là nhà phân phối trái cây uy tín trên toàn thế giới, đặc biệt là chú trọng tiêu chuẩn các loại trái cây xanh - sạch, mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản Việt Nam.

3.1 Nhóm giải pháp đối vơi nhà quản lý Nhà Nước

- Một là, các chính sách phải được hoàn thiện, sửa đổi các luật có liên quan đến xuất nhập khẩu trái cây. Khuyến khích nhu cầu tăng cường xuất khẩu hàng trái cây hơn là nhập khẩu trái cây. Ngoài ra nhà nước cũng cần tăng cường, phát triển các ngành sản xuất và công nghiệp để tăng nhu cầu xuất khẩu trái cây trong nước.

- Hai là, nhà nước cần chú trọng phát triển các cở sở hạ tầng và các hệ thống có liên quan đến ngành sản xuất trái cây, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển sản xuất trái cây, hạ giá sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhà nước cần phải khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ sản xuất tiến tiến hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của trái cây. Không chỉ khuyến khích, mà nhà nước cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp trong công việc sản xuất cũng như hạn chế về việc nhập khẩu trái cây.

- Ba là, quản lý các khâu sản xuất trong nước nhằm đảm bào chất lượng an toàn các loại trái cây đặc biệt là đảm bảo uy tín về chất lượng sản phẩm với các đối tác và cũng như thị trường xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó nhà nước cần quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp về hoạt động sản xuất trái cây, các cơ quan chức năng cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng trái cây.Nhằm ngăn chặn các mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao.

- Bốn là, nhà nước cần tạo điều kiện để có thể tiếp xúc với các đối tác nước ngoài nhằm phát triển các khâu trong sản xuất trái cây. Phát triển các thương hiệu mang tên các loại trái cây nổi tiếng trong những năm qua, ký kết các hợp đồng mang lợi nhuận cho đất nước cũng như các doanh nghiệp. Ngoài ra chính phủ tận dụng các quan hệ đối ngoại để tìm kiếm và đa dạng nguồn cung cấp linh phụ kiện giúp cho ngành sản xuất có những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra các loại trái cây đáp ứng nhu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm với các đối tác nước ngoài.

-Năm là

52

Một phần của tài liệu ch oại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn 2016 2021 và tác động của đại dịch covid tới xuất nhập khẩu trái cây của việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w