Chất lượng cuộc sống của nhóm sinh viên cho rằng thức khuya là xấu

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu thói quen thức khuya ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên khóa 45 đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 31)

xấu

Bảng 3.16. Khảo sát nguyên nhân sâu xa của thức khuya mặc dù biết thức

khuya là xấu

Những nguyên nhân thức khuya

Deadline Buồn tình Phim, game Đi làm Khó ngủ Khác

Phần lớn mọi người cho rằng thức khuya là do Buồn tình (22%) và Khó ngủ (27%). Deadline và công việc lần lượt là 18% và 15%. 13% là để giải trí và phần còn lại là những lí do khác.

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát về việc sinh viên đã từng có ý định muốn thay

đổi hay chưa.

Bạn đã từng muốn thay đổi thói quen thức khuya

Có Không

Hầu hết tất cả mọi người đều nhận thức được thức khuya là xấu và có mong muốn thay đổi thói quen thức khuya của mình (94,7 %). Tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên muốn tiếp tục duy trì thói quen không tốt cho sức khỏe này.

Đối với nhóm sinh viên muốn thay đổi thói quen

QB001 – K45

Bảng 3.18. Kết quả khảo sát về mong muốn thay đổi của sinh viên Bạn muốn hạn chế hay bỏ hẳn việc thức khuya ?

Hạn chế Bỏ hẳn

Dù biết thức khuya là có hại cho sức khỏe nhưng chỉ có 19,6 % chọn bỏ hẳn việc thức khuya thay vì hạn chế.

Bảng 3.19. Khảo sát về lý do sinh viên muốn thay đổi thói quen thức khuya

của mình

Những lý do khiến sinh viên muốn thay đổi thói quen thức khuya

Sức khỏe Tình yêu Tinh thần cao Công việc suôn sẻ

Đầu óc không suy nghĩ nhiều Khác ….

Mọi người cho rằng với một tinh thần cao (43%) và một sức khỏe tốt (38 %) thì sẽ khắc phục được việc thức khuya. Các ý kiến khác lần lượt là do tình yêu (9%), do công việc suôn sẻ (3%), Đầu óc suy không suy nghĩ nhiều (13%) và một vài lý do khác (4%).

Đối với nhóm sinh viên không muốn thay đổi thói quen

Bảng 3.20. Kết quả khảo sát về sức khỏe của sinh viên Bạn có cảm thấy may mắn khi mình thức khuya mà không bị ảnh hưởng gì?

Có Không

Bạn có nghĩ những ảnh hưởng tiêu cực của thức khuya đang tiềm ẩn trong bạn?

Có Không

Phần lớn mọi người cảm thấy may mắn khi thức khuya mà không bị ảnh hưởng gì (64,3%).

Hầu hết sinh viên đều cảm thấy những ảnh hưởng tiêu cực của thức khuya đang ngầm tác động đến sức khỏe bản thân (91,3%)

QB001 – K45

Bảng 3.21. Kết quả của kháo sát về khả năng thay đổi thói quen thức khuya

cúa sinh viên

Khả năng bạn có thể bỏ thức khuya?

30% 50% 70% 100%

Chỉ có 1,7 % cho rằng họ có khả năng bỏ thức khuya. 35,7% cảm thấy mình có thể có khả năng bỏ thức khuya. 46,1% nằm ở mức lưng chừng và 16,5 % là khó có thể bỏ.

3.4. Mối liên hệ giữa thức khuya và chất lượng cuộc sống Bảng 3.22. Mối tương quan giữa thức khuya và chất lượng cuộc sống

Tỉ lệ thức khuya và có chất lượng cuộc sống ở mức xấu chiếm tỷ lệ lớn (91,8% trong n=122) và chất lượng cuộc sống tốt ở mức 7,3%. Thức khuya cho thấy mức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở mức trung bình (ở mức ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều) đều bằng 31,9%, ở mức rất ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống là 26,2% còn lại chiếm phần nhỏ (mức độ không ảnh hưởng và ảnh hưởng ít lần lượt là 2,4% và 7,3%).

QB001 – K45

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Trong tổng số 142 sinh viên khóa 45 được nghiên cứu, tỉ lệ sinh viên nữ là 69,72%, có sự khác biệt nhiều so với tỉ lệ 26,76% sinh viên nam của trường, còn lại là giới tính khác (3,52%). Đại học Kinh tế TPHCM từ xưa đến nay có tỷ lệ sinh viên nữ chiếm cao hơn nam, tuy vậy nhưng bài nghiên cứu này vẫn được thực hiện một cách trực quan nhất. Khi khảo sát về nơi ở của sinh viên, kết quả thu được là phần lớn các bạn đều ở trọ 49,3%, số còn lại là ở nhà 27,4% và ở ký túc xá 23,3%. Đa số sinh viên Đại học Kinh tế đều không sống chung với gia đình (64,1%), tỉ lệ này gấp gần 2 lần số sinh viên có sống với gia đình (35,9%). Có thể thấy rằng cuộc sống của sinh viên có phần thoải mái hơn học sinh bởi không bị sự quản lý, kèm cặp của gia đình. Khoảng thời gian học đại học là một cơ hội tốt cho sinh viên học hỏi, trau dồi bản thân không chỉ trong kiến thức được học trên lớp mà nó còn là những trải nghiệm thú vị qua việc đi làm thêm. Tỉ lệ giữa số sinh viên đi làm thêm 47,2% không chênh lệch nhiều với số không làm thêm 52,8%. Có thể thấy là cứ trong 2 sinh viên thì sẽ có 1 sinh viên đi làm thêm.

4.2. Thức khuya và các yếu tố liên quan

Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi để đánh giá tình trạng thức khuya. Khảo sát cho kết quả 85,9% sinh viên tự cho rằng mình thức khuya, số còn lại là không. Tỉ lệ này khá cao so với các y văn đã tham khảo.

Việc thức khuya đang ngày càng trở nên phổ biến, con số 85,9% là minh chứng rõ nét cho điều ấy. Khi được hỏi về thời gian bắt đầu thức khuya, 74,6% sinh viên trả lời rằng thói quen này hình thành sau khi vào đại học, chỉ có 25,4% là có trước khi bước vào đại học. Nguyên nhân mà hầu hết sinh viên trả lời cho việc thức khuya của bản thân chính là ảnh hưởng từ môi trường làm việc (43%). Lý do tiếp theo được kể đến đó là không có sự quản thúc của gia đình, chiếm 20%. Cảm xúc tiêu cực (26%), sở thích riêng (10%) và một số nguyên nhân khác (1%) như là chơi game, xem phim, nhắn tin với người yêu,… cũng được sinh viên nhắc đến trong khảo sát. Có lẽ khi bước chân vào môi trường đại học, các bạn sinh viên phần lớn

QB001 – K45

phải xa nhà, sống tự lập, nhiều bạn phải tự mình đi làm để trang trải cho cuộc sống. Nhiều bộn bề, lo toan khiến cho sinh viên phải cố gắng hoàn thành tốt mọi thứ, phải tận dụng mọi thời gian để học tập, làm việc. Mức độ ảnh hưởng của thói quen thức khuya được khảo sát theo thang đo Likert có giá trị trung bình nằm trong mức điểm từ 3 (ảnh hưởng) đến 4 (ảnh hưởng nhiều) trên thang đo 5 điểm. Điều này cho thấy rằng thói quen thức khuya có ảnh hưởng đến cuộc sống của sinh viên và chính các bạn cũng tự nhận thức được điều đó.

Tỉ lệ sinh viên cho rằng mình không thức khuya trong bài khảo sát khá thấp, chỉ 14,1%. Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải trong quá trình gìn giữ thói quen ngủ sớm, nhóm đưa ra câu hỏi có nhiều đáp án cho sinh viên lựa chọn. Hầu hết các bạn đều trả lời rằng khó khăn lớn nhất chính là phải chạy deadline (chiếm đến 70%). Hành trình “đi ngủ sớm” đã khó này càng khó hơn, nhất là vào mùa thi cuối kì. Bao nhiêu bài tập phải giải, bao nhiêu kiến thức phải ôn, thức khuya là điều khó tránh khỏi. Thế mà những bạn này vẫn sắp xếp được thời gian để hoàn thành sớm và đi ngủ. Khó khăn “dụ dỗ” thức khuya tiếp theo được các bạn chỉ ra là bị bạn bè dụ dỗ nhắn tin, tám chuyện (55%) và lướt mạng xã hội để hóng chuyện (50%). Qua đây chúng ta thấy được mạng xã hội có sức hấp dẫn đến nỗi ai sử dụng thì khó mà dứt ra được. Một số khó khăn khác cũng được các bạn sinh viên lựa chọn nữa là không kiểm soát được giấc ngủ (10%), cày game (15%), cày phim (35%). Ngoài ra, chỉ có 5% sinh viên trả lời rằng không gặp khó khăn nào cả, đã có thói quen ngủ sớm. Có thể thấy, ngủ sớm nghe có vẻ đơn giản nhưng không hề đơn giản, nhất là trong cuộc sống hiện đại này. Để không thức khuya thì các bạn sinh viên phải nghiêm khắc với bản thân, vượt qua biết bao “cám dỗ đêm khuya”.

Khảo sát tiếp tục các bạn sinh viên không thức khuya, hỏi các bạn này trước đây đã từng có thói quen thức khuya hay không. Kết quả là có 70% sinh viên từng thức khuya nhưng đã thay đổi được, 30% là chưa từng có thói quen này. Thói quen là thứ khó bỏ nhưng họ đã làm được điều mà nhiều người chưa thể làm, quả thật rất nghị lực. Lý do nhiều bạn lựa chọn nhất cho việc thay đổi này là lo cho sức khỏe (45%), kế đến là cảm thấy không việc gì cần phải thức cả (30%). Một số lý do khác dẫn đến việc đi ngủ sớm cũng được lựa chọn như gia đình la mắng, ngủ không đủ giấc, đuối sức sau một ngày bận rộn,… Hành trình thay đổi thói quen đi ngủ được

QB001 – K45

sinh viên chia sẻ bằng cách tự điền khá đa dạng và thú vị. Có vài bạn gợi ý là nên tập/cố gắng đi ngủ sớm để tạo thói quen. Có bạn mách nhỏ: tới giờ thì tắt nguồn điện thoại, tắt đèn, nhắm mắt đến khi ngủ được; hạn chế uống cà phê, trà... sau giờ trưa; ngủ trưa ít, ngủ trưa sớm hoặc không ngủ trưa; hạn chế ngủ vào những giờ khác. Cũng có một số bạn nhờ nghe lời bác sĩ khuyên nên ngủ sớm để có được làn da tốt, hỗ trợ quá trình điều trị. Còn đối với sinh viên mà xưa nay chưa từng thức khuya, một số bí quyết được các bạn chia sẻ rất bổ ích và đáng cho mọi người học hỏi. Có bạn cho rằng: nên cân bằng thời gian của bản thân, sắp xếp công việc làm vào ban ngày; thay vào việc thức khuya thì có thể dậy sớm hơn; làm việc vào buổi sáng sớm cũng rất hiệu quả. Bạn khác chia sẻ: quan trọng là bản thân muốn thì sẽ làm được, có một vài cách như hẹn giờ báo thức, cứ tới giờ thì phải tắt hết điện thoại, TV. Còn nhiều bạn thì ý thức được hậu quả của thức khuya sẽ làm da nổi mụn, sần sùi, đau mỏi mắt, về lâu về dài sẽ sinh ra rất nhiều bệnh nên hình thành cho bản thân thói quen ngủ sớm. Qua đây, chúng ta rút ra được một điều là thói quen là thứ đã theo mỗi người từ lâu, khó có thể thay đổi nó ngay được. Thay đổi là một quá trình dài. Điều quan trọng quyết định sự thành công nằm ở ý chí của mỗi người, do mỗi người tự quyết định.

4.3. Chất lượng cuộc sống và đối tượng liên quan

4.3.1. Chất lượng cuộc sống đối với nhóm người cho rằng thức khuya là tốt

Có mối tương quan giữa việc thức khuya và chất lượng cuộc sống và đa phần những người thuộc nhóm này hầu hết đã tìm hiểu về ảnh hưởng của việc thức khuya, trong đó ta không thể phủ nhận được những lợi ích mà thức khuya mang lại cho cuộc ;’;sống sinh viên như: giúp kết nối thêm nhiều bạn bè nhờ việc online trên các trang web để tâm sự với mọi người xung quanh, có khoảng không gian riêng tư để suy nghĩ về cuộc sống, lập thời gian biểu những việc cần làm cho những dự định sắp tới, học những môn học mà mình muốn dành thêm thời gian để nghiên cứu…

Theo kết quả khảo sát, có đến 33,3% nhóm người đã biết đến những ảnh hưởng tiêu cực mà thức khuya mang lại nhưng vẫn xem việc thức khuya là mang lại lợi ích cho bản thân. Thông thường nhóm người này xem việc thức khuya như là một thói quen có thể hỗ trợ tốt cho việc học tập là chính yếu, nên không thể ngưng

QB001 – K45

việc này lại được dù cho biết trước những tác động mà nó có thể đem lại, và có đến 66,7% nhóm người sau khi tìm hiểu tác hại của thức khuya thì đã hình thành suy nghĩ rằng đó là việc không tốt cho sức khỏe của bản thân, nhóm người này có xu hướng sắp xếp thời gian khá logic nên thay vì đầu tư nhiều thơi gian cho việc thức khuya, họ có thể chuyển sang thực hiện các hoạt động vào ban ngày, để bảo vệ sức khỏe khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của thức khuya.

Theo bảng số liệu đánh giá mức độ hài lòng của các đối tượng khảo sát về việc thức khuya, cho thấy 44,4% hài lòng và 55,6% chưa hài lòng. Phần lớn giới trẻ hiện nay ngoài giờ học chính tại trường, thường có xu hướng làm part time, tham gia các Câu lạc bộ/Đội/Nhóm để nâng cao kinh nghiệm cá nhân với môi trường xung quanh, nên các bạn hầu như còn rất ít thời gian để chạy deadline, chăm sóc cho bản thân, dành thời gian cho gia đình. Có thể thấy, những nguyên nhân này đa phần xuất phát điểm từ thói quen sinh hoạt của mẫu đối tượng chứ không đến từ sự phàn nàn hay hài lòng của mọi người xung quanh, điều này thể hiện rõ ràng thông qua bảng số liệu khảo sát sự phàn nàn của mọi người về việc thức khuya, kết quả cho thấy, có đến 88,9% đồng ý về điều này, và 11,1% còn lại cảm thấy không ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc dự định thay đổi thời gian biểu trong tương lai gần để giúp các mẫu đối tượng cảm thấy tốt hơn, thì có đến 44,4% không đồng tình quan điểm này, đây là một con số đáng để bận tâm. Điều này chứng tỏ, việc thức khuya của nhóm người này là điều gần như bắt buộc phải có trong khung thời gian sinh hoạt cá nhân mặc dù họ đã biết trước những ảnh hưởng xấu mà nó mang lại.

Trong một cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã lựa chọn 21 nam thanh niên để thực hiện một cuộc khảo sát sử dụng kỹ thuật cộng hưởng từ (DTI test), nhằm biết được lượng nước phân bố trên toàn cơ thể và tình trạng của hệ thần kinh. Những tình nguyện viên này sẽ phải thức trong vòng 23 tiếng liên tục. Đồng thời để đảm bảo tính khách quan, họ sẽ không được sử dụng cafe, thuốc lá hay bất kỳ chất kích thích nào tương tự. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ứng viên có một sự thay đổi rõ rệt về mật độ chất trắng trong não (thể hiện sự liên kết của hệ thần kinh) khi thức trắng đêm. Theo đó, việc không ngủ sẽ làm cho mạng lưới liên kết trong não bị giảm sút, khiến bạn không thể suy nghĩ mạch lạc. Sự thay đổi này được ghi nhận ở nhiều điểm trong não như vùng liên kết hai bán cầu, cuống não, vùng đồi, vùng thái

QB001 – K45

dương và thùy chẩm. Tuy vậy, các khoa học gia cho biết hiện vẫn chưa rõ hệ quả lâu dài của việc thức trắng đối với cơ thể của chúng ta. Liệu một giấc ngủ bù vào ngày hôm sau có thể “chuộc lỗi” cho sai lầm của đêm hôm trước? Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa cho thấy các yếu tố khác có ảnh hưởng tới việc thay đổi các chất trong não bộ hay không. Theo nhà khoa học Torbjorn – trưởng nhóm nghiên cứu: “Tôi nghĩ những ảnh hưởng của việc thức trắng đêm tới tính liên kết của hệ thần kinh là không lâu dài và có thể khắc phục sau một vài đêm ngủ bù. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp việc thường xuyên thiếu ngủ sẽ dẫn đến ảnh hưởng lâu dài đến cấu trúc não. Điều này vẫn còn cần được xác minh". Bên cạnh đó, trong số 21 tình nguyện viên - có 2 người cho kết quả khác so với số còn lại. Điều này cho thấy rằng rất có thể trong chúng ta có những người sở hữu cơ thể với khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu của tình trạng mất ngủ đối với cơ thể.

Khi công nghệ ngày càng phát triển để theo kịp thị yếu của người tiêu dùng, điều này vô tình kéo theo sự lệch lạc trong việc phân bổ khung thời gian của mỗi cá nhân, đặc biệt là phần lớn bộ phận giới trẻ hiện nay dành quá nhiều thời gian cho các công cụ thông minh như laptop, điện thoại di dộng,… mà quên đi quỹ thời gian của bản thân, nó kéo theo rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng, trong đó thức khuya là một ảnh hưởng nhức nhối hàng đầu. Công nghệ giúp bạn tiêu khiển thời gian, bạn có thể chơi một trò chơi trong lúc chờ đợi xe bus đến, hay nghe một ca khúc để chờ ai đó. Không chỉ là trợ thủ đắc lực trong việc tiêu khiển thời gian, công nghệ còn là trợ thủ đắc lực trong làm việc học tập. Nó khiến cho công việc của bạn trôi chảy hơn , hoàn thành

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu thói quen thức khuya ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên khóa 45 đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 31)