Thu gom nguyên liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA DẦU RÁI Ở ĐẠI LỘC – QUẢNG NAM (Trang 26 - 27)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1.Thu gom nguyên liệu

Cây dầu rái khoảng từ hai năm tuổi trở lên là có thể cho khai thác, cây

càng lâu năm thì lượng dầu càng nhiều.

Cách khai thác dầu rái thông

thường là khi cây dầu lớn, có chu vi khoảng 40cm thì người ta mở miệng và vạt máng (hình 2.1). Miệng đầu tiên được vạt thường cách mặt đất ở độ cao chừng 40cm. Nếu gặp cây dầu to, thì phải vạt tới hai hoặc ba miệng ở hai bên, thường không đối xứng nhau để khi hơ lửa, dầu rái chảy không trùng

nhau. Dụng cụ để khai thác mở miệng dầu rái là một cái dời, có hình dáng như cái cuốc nhỏ, bề ngang chừng 4cm, dài khoảng 7 - 8cm. Người ta dùng dời vạt miệng vào trong thân cây dầu chừng 2 - 3cm, để tạo miệng như một cái hình lòng chảo, đường kính 15 - 20cm. Vạt miệng là một khâu thao tác có kỹ thuật, có kinh nghiệm riêng và yêu cầu cơ bản là làm sao miệng sau khi vạt xong, mỗi ngày càng cho nhiều dầu. Những người mới vào nghề, vạt miệng không đúng kỹ thuật, không những không khai thác được dầu mà càng làm ảnh hưởng tuổi thọ của cây dầu.

Theo kinh nghiệm của những người trồng dầu rái ở Đại Lộc, để lấy được dầu, người ta chặt cây bông vang làm thành một bó đuốc, củi của cây bông vang khi đốt lên, hơ vào thân cây dầu rái có độ nóng lý tưởng làm dầu chảy nhiều. Nếu không có cây bông vang, thì dùng củi cây dẻ chẻ nhỏ, rồi bó

Hình 2.2. Dầu rái đã xử lý

thành từng bó nhỏ dài khoảng 2m. Đầu của bó đuốc được gắn một cái niềng bằng đồng hoặc bằng sắt, để giữ bó đuốc khi đốt hơ dầu không bị bung ra.

Yêu cầu kỹ thuật khi hơ lửa vào vạt miệng là làm dầu chảy ra nước trong veo rồi dùng cọ vuốt cho dầu chảy đều xuống máng, tạo thành một dòng chảy của dầu. Nghề khai thác dầu rái ở Đại Lộc là việc làm quanh năm, trừ tháng 4 âm lịch vì thời điểm này cây dầu rái thay lá [20].

Nguyên liệu được dùng để nghiên cứu là dầu rái đã được xử lý lấy từ Đại Lộc – Quảng Nam theo phương pháp đã trình bày ở trên (hình 2.2).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT CỦA DẦU RÁI Ở ĐẠI LỘC – QUẢNG NAM (Trang 26 - 27)