6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
Nguyên tắc: Cơ sở lí thuyết của phép đo là sự hấp thụ chọn lọc các bức xạ cộng hưởng của các nguyên tử ở trạng thái tự do của nguyên tố cần xác định. Đối với mỗi nguyên tố, vạch cộng hưởng là vạch phổ nhạy nhất của phổ phát xạ nguyên tử của chính nguyên tử đó. Như vậy, để thu được phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố nào đó cần phải thực hiện các quá tình sau:
+ Thực hiện quá trình hoá hơi và nguyên tử hoá mẫu tạo ra các đơn nguyên tử. Điều này được thực hiện ở nhiệt độ cao nhờ nguồn nhiệt là ngọn lửa đèn khí: phun dung dịch chất phân tích ở trạng thái aerosol vào ngọn lửa đèn khí hoặc bằng phương pháp không ngọn lửa nhờ tác dụng nhiệt của lò
graphite. Trong điều kiện nhiệt độ không quá cao (15000C – 30000C) đa số
các nguyên tử được tạo thành ở trạng thái cơ bản. Đám hơi nguyên tử này chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử.
+ Chiếu chùm bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa được điều chế. Chùm tia bức xạ này được phát ra từ đèn cathode rỗng (đèn HCL) hay đèn phóng điện không điện cực (EDL) làm chính từ nguyên tố cần xác định. Do các nguyên tử tự do có thể hấp thu bức xạ cộng hưởng nên cường độ các chùm bức xạ đi qua mẫu giảm. Sự hấp thụ này tuân theo định luật Lamber-Beer-Bouger
0 1 lgI A lN I Trong đó: A : Độ hấp thu 0
I , I1 : Cường độ bức xạ trước và sau khi các nguyên tử hấp thu tại bước
sóng
: Hệ số hấp thu nguyên tử phụ thuộc vào từng nguyên tử tại bước
sóng
l : Độ dày lớp hơi nguyên tử
N : Nồng độ nguyên tử chất phân tích trong lớp hơi
Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là một kỹ thuật phân tích tương đối mới đã và đang được phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật ở các nước phát triển. Đối tượng của phương pháp phân tích theo phổ hấp thụ nguyên tử là lượng nhỏ các kim loại và một số á kim trong rất nhiều đối tượng mẫu: quặng, đất, nước khoáng, các mẫu sinh học, y học, các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, nước uống, phân bón, vật liệu [2]...
Tiến hành: Tro thu được sau khi nung các mẫu (như ở mục 2.2.1.2)
đem hòa tan trong dung dịch axit HNO3 loãng và định mức bằng nước cất đến
50ml, lấy dung dịch đã định mức trên đem xác định hàm lượng một số kim loại nặng là Pb, Cu, As bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) tại trung tâm thí nghiệm phân tích môi trường-Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, 660-Trưng Nữ Vương, TP Đà Nẵng
Công thức chuyển đổi từ hàm lượng mg/l sang hàm lượng mg/kg như sau:
= .50