Các yếu tố bị ảnh hưởng bởi tăng acid uric máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tăng acid uric máu và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng ở người từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau. (Trang 27 - 31)

Hiện nay tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính gia tăng trong cộng đồng và những người này thường kèm theo tăng AUM. Việc xem xét bệnh nền ở người có tăng AUM là rất cần thiết vì tăng AUM có thể làm tăng mức độ bệnh nền. Các bệnh nền thường được đề cập đến là đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim…

1.4.2.1. Tăng mức độ nặng bệnh tăng huyết áp 1.4.2.2.

Hình 1.2. Ảnh hưởng của acid uric máu đến bệnh sinh học tăng huyết áp

(nguồn: Lancet 1998 352:670 – 671 [72])

Khoảng 25% bệnh nhân tăng huyết áp có tăng AUM. Khoảng 25-40% những bệnh nhân tăng huyết áp không điều trị và 75% bệnh nhân tăng huyết áp ác tính có tăng AUM ở hai giới nam và nữ [13], [75], [90]. Mối liên quan giữa tăng AUM và tăng huyết áp thấy rõ ràng hơn ở người trẻ (thanh thiếu niên). Nghiên cứu cho thấy, 90% bệnh nhân trẻ tuổi bị tăng huyết áp, có kèm theo tăng AUM [45] và tình trạng tăng AUM cũng có liên quan đến dày thất

trái ở bệnh nhân tăng huyết áp [126]. Một số nghiên cứu ghi nhận có sự tương quan thuận giữa nồng độ AUM với mức độ tăng huyết áp và chỉ số khối cơ thể [30], [32], [38], [136]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Jae Joong Lee cho thấy, ở người tăng huyết áp trên 60 tuổi thì nồng độ AUM không tăng ở cả hai giới [79]. Điều này cho thấy, nồng độ AUM và huyết áp thay đổi và được điều chỉnh theo lứa tuổi của người bệnh theo cơ chế bệnh sinh ở hình 1.2.

1.4.2.3. Tăng mức độ suy tim

Tăng AUM được biết đến là yếu tố nguy cơ của một số bệnh tim mạch. Bệnh nhân suy tim có nồng độ AUM cao hơn so với người bình thường và bệnh nhân có mức dô suy tim càng nặng thì có nồng độ AUM càng cao [74], [104]. Nghiên cứu của Adkhan và cộng sự trên 285 bệnh nhân suy tim cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân có tăng AUM là 59,29% và bệnh nhân có tình trạng suy tim sung huyết có triệu chứng, thì có nồng độ AUM cao hơn so với nhóm bệnh nhân suy tim không có triệu chứng. Từ đó, nồng độ AUM ở bệnh nhân có thể gợi ý tiên đoán mức độ suy tim và tình trạng nặng ở những bệnh nhân này [41]. Dữ liệu dịch tễ học, thực nghiệm và lâm sàng cho thấy bệnh nhân suy tim có tăng AUM, có nguy cơ cao bị tổn thương tim, thận và mạch máu và xảy ra các biến cố tim mạch. Nhiều bằng chứng trên lâm sàng đã cho thấy tình trạng bệnh thận mãn tính và tăng acid uric này có thể làm xấu đi tiên lượng của bệnh nhân suy tim. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa kết luận được việc sử dụng thuốc giảm acid uric có mang lại lợi ích lâm sàng cho bệnh nhân suy tim được hay không [43].

1.4.2.4. Tăng mức độ nặng bệnh đái tháo đường

Một phân tích hồi quy logistic gộp từ 970 bài báo của 16 nghiên cứu đoàn hệ, cho thấy sự tăng AUM có liên quan đến bệnh đái tháo đường típ 2, với RR=1,14, KTC95%:1,08-1,19 [140]. Các yếu tố bệnh sinh cơ bản của bệnh đái tháo đường típ 2 bao gồm đề kháng sulin, tăng insulin máu và nhiều rối loạn chất chuyển hóa khác trong máu, trong đó có tăng nồng độ AUM

[17] , [108]. Tăng insulin máu (do đề kháng insulin) có liên quan nghịch với nồng độ acid uric ở nước tiểu trong 24 giờ, từ đó cho thấy, tăng đề kháng insulin có thể dẫn đến tăng nồng độ insulin máu và tăng AUM do giảm bài tiết acid uric qua ống thận gần và cả tăng tái hấp thu acid uric ở ống thận do tăng quá trình vận chuyển tích cực ở kênh natri.

Ở những bệnh nhân đái tháo đường, nồng độ AUM tăng cao thường làm tăng xuất hiện các biến chứng mạn tính của đái tháo đường [82], [91], [120], [125]; Ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có đạm niệu xuất hiện có liên quan đến sự gia tăng nồng độ AUM [51], [93], [94], [101], ở bệnh nhân đái tháo đường kèm theo béo phì thì nồng độ AUM càng tăng cao [109]. Các nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền, trên 551 bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Lão khoa Trung ương [18], nghiên cứu của Vương Tuyết Mai tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn [22], nghiên cứu của Lê Xuân Trường [35] cũng cho kết quả tương tự. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy có mối liên quan giữa tăng AUM và đái tháo đường thai kỳ [42].

1.4.2.5. Tình trạng mắc bệnh mạch vành ở người có tăng acid uric máu

Hiện nay, một số y văn đã ghi nhận nồng độ AUM thường tăng cao ở bệnh nhân bệnh mạch vành, so với người không mắc bệnh và nhiều công trình nghiên cứu cũng đã xác định rằng acid uric máu là yếu tố có liên quan các bệnh tim mạch [40], [61], [86], [127]. Qua các nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân bệnh mạch vành cấp, tỉ lệ tăng AUM có khoảng 30-40%. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành, trên 283 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, cho thấy tỉ lệ tăng AUM là 33,57% [29]. Nghiên cứu của Trần Minh Trung, trên 138 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên, tỉ lệ tăng AUM ở bệnh nhân là 31,9%, với tỉ lệ tăng AUM ở bệnh nhân nam là 27,4% và ở bệnh nhân nữ là 41,9% [34]. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Hải, trên 326 bệnh nhân Hội chứng vành cấp, có tỉ lệ tăng AUM là 39% [12].

1.4.2.6. Tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa của bệnh nhân

Bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) thường có kèm theo các rối loạn đề kháng insulin và tăng nồng độ AUM [23], [84], [99], [135]. Vì vậy, các tình trạng này cũng có thể được xem như là một thành tố của hội chứng chuyển hóa [24], [25], [46]. Nghiên cứu của Huỳnh Kim Phượng trên 500 đối tượng đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, có độ tuổi trung bình 43±12,97; kết quả cho thấy, tỉ lệ người mắc HCCH là 28,8% (144/500) và tỉ lệ người có tăng AUM là 33,6% (168/500). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tình trạng mắc HCCH có mối liên quan có ý nghĩa với các tình trạng tăng các chất chuyển hóa như: acid uric máu, Apo lipoprotein A1, Apolipoprotein B qua phân tích hồi qui đa biến, với OR=1,69; p=0,000 [25]. Nghiên cứu cắt ngang của Choi. H. ở Hàn Quốc từ năm 2012 đến năm 2014, trên 2.940 người (gồm 986 nam giới và 1954 nữ giới), có độ tuổi từ 65 trở lên, nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ AUM với hội chứng chuyển hóa. Kết quả cho thấy, tỉ lệ người mắc hội chứng chuyển hóa có nồng độ AUM cao ở cả hai giới và tỉ lệ rối loạn các thành tố của HCCH tăng lên đáng kể; cho thấy tình trạng tăng AUM có liên quan nhân quả đến tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa của bệnh nhân, với OR điều chỉnh là 1,71; KTC95%: 1,11-2,63 ở nam giới và OR: 1,55; KTC95%: 1,05-2,29 ở nữ giới [58]. Giải thích vấn đề này, các nghiên cứu về sinh lý học cho thấy rằng sự xuất hiện hội chứng chuyển hóa là hệ quả đơn giản của việc rối loạn do tích trữ quá nhiều chất béo. Thật vậy, hầu hết các loài động vật có vú và chim sẽ tích trữ mỡ thừa không chỉ trong mô mỡ của chúng, mà còn ở trong gan và huyết thanh (chất béo trung tính), thường liên quan đến sự phát triển của kháng insulin và tăng huyết áp. Trong khi các cơ chế cơ bản tham gia vào quá trình lưu trữ chất béo liên quan đến nhiều yếu tố di truyền và một số yếu tố khác. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của chuyển hóa acid nucleic trong cơ chế rối loạn này, theo đó, trong khi sự kích hoạt AMP lại làm kích hoạt protein kinase, dẫn đến kích

thích sự phân hủy chất béo và giảm phân hủy đường (gluconeogénesis), thì sự kích thích hoạt tính men adenosine monophosphate (AMP) deaminase, làm thúc đẩy lưu trữ chất béo và đề kháng insulin. Đây là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy lưu trữ chất béo và acid uric.

1.4.2.7. Tăng mức độ nặng ở bệnh nhân suy thận

Nghiên cứu của Đỗ Gia Tuyển và cộng sự cho thấy có đến 81,25% bệnh nhân bệnh thận mạn có tăng AUM, mức độ suy thận càng nặng thì tỉ lệ tăng AUM càng cao [37]. Mặt khác, ở bệnh nhân bệnh thận mạn có tăng AUM làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân thông qua một số cơ chế như gây rối loạn chức năng tiểu cầu, rối loạn đông máu, rối loạn chức năng nội mạc, viêm và tăng nguy cơ rung nhĩ ở bệnh nhân bệnh thận [59], [110]. Những bệnh nhân bệnh thận có độ lọc cầu thận giảm càng nhiều nhất là ở bệnh nhân có tăng nồng độ AUM [53]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Hakan nacak cho thấy, theo dõi sau 6 năm, tăng nồng độ AUM không làm tăng độ nặng của người bệnh thận giai đoạn II, IV, V [69].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tăng acid uric máu và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng ở người từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau. (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w