Đồng hồ điện tử với LCD

Một phần của tài liệu [GiaoTrinh]-MicrobitSmartHome (Trang 30 - 35)

Hãy hiện thực một đồng hồ điện tử, hiển thị các giá trị giờ phút giây theo định dạng

Giờ:Phút:Giâytrên màn hình LCD. Các bước gợi ý cho bài này như sau:

• Tạo ra 3 biến sốGiờ, Phút và Giâyđể lưu các giá trị cần thiết cho ứng dụng đồng hồ. Khởi tạo giá trị của 3 biến này cho gần với giờ hiện tại trong khốion start.

• Trong vòng lặpforever, cập nhật lại giá trị của chúng sau mỗi giây.

• xuất kết quả ra màn hình bằng cách sử dụng nhiều câu lệnh join ghép với nhau và câu lệnhHiện chữcủa LCD.

Các bước để hiện thị đồng hồ hoàn toàn tương tự trong giáo trình Microbit cơ bản mà chúng tôi đã chia sẻ. Ở đây chúng ta chỉ thêm bước hiển thị ra màn hình LCD mà thôi.

Hình 3.11:Chương trình đồng hồ thông minh trên LCD

Chương trình này được chia sẻ ở đường dẫn sau đây:

https://makecode.microbit.org/_et0K7q3x6fX1

7 Câu hỏi ôn tập

1. Giao tiếp với LCD kí tự hướng dẫn trong bài có tên là gì? A. UART

B. SPI C. I2C

D. Tất cả đều sai

2. Giao tiếp I2C có thể kết nối tối đa bao nhiêu thiết bị? A. 1

B. 2 C. 128 D. 1024

3. Thư viện sử dụng trong bài để hiển thị dữ liệu lên LCD có tên là gì? A. LCD16x2

B. I2C

C. NPNBitKit D. NPNBot

4. LCD kí tự 16x2 có tối đa bao nhiêu dòng hiển thị? A. 1

B. 2 C. 16

D. Tất cả đều sai

5. Câu lệnh nào sau đây sẽ sử dụng trong khối on start khi điều khiển LCD? A. Khởi tạo LCD

B. Hiện chữ C. Hiện số

D. Tất cả đều đúng

6. Câu lệnh nào là phù hợp nhất để hiển thị một con số lên màn hình LCD? A. Hiện chữ

B. Hiện số C. show string D. show number

7. Câu lệnh nào dùng để ghép một chuỗi trước khi hiển thị lên màn hình LCD? A. Hiện chữ B. Hiện số C. join D. Tất cả đều sai Đáp án 1. C 2. C 3. C 4. B 5. A 6. B 7. C

CHƯƠNG 4

1 Giới thiệu

Trong các bài trước, chúng ta đã có cơ hội làm việc với 3 thiết bị có thể xuất dữ liệu ra bên ngoài là đèn LED, loa Buzzer và màn hình LCD kí tự. Mặc dù LCD kí tự cung cấp giao diện tương tác khá thân thiện với người dùng, nhưng nó tiêu tốn khá nhiều tài nguyên của hệ thống và thực ra, tốc độ hiển thị của nó khá chậm. Trong việc lập trình trên MicroBit, dây kết nối USB không chỉ được dùng để nạp chương trình, nó còn là 1 kênh giao tiếp nối tiếp. Giao tiếp nối tiếp là một công cụ rất hữu ích để kiểm tra chương trình hoặc gỡ rối khi có lỗi. Và đặc biệt, chúng ta có thể sử dụng tiếng việt để giao tiếp với kênh truyền này.

Hình 4.1:Vẽ đồ thị giá trị cảm biến từ Microbit (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một điểm thú vị của chương trình trên máy tính, khi nó nhận được dữ liệu là dạng số, một đồ thị sẽ được vẽ ra trên màn hình. Chức năng này thực sự hữu ích trong trường hợp chúng ta muốn thống kê hoặc kiểm tra tương đối tầm giá trị của một cảm biến nào đó.

Hình 4.2:Data Streaming giữa Microbit và Excel

Cuối cùng, cao cấp hơn, mạch Microbit có thể kết nối tới phần mềm Microsoft Excel và gửi dữ liệu lên nó, để chúng ta có thể lưu lại và xử lý dữ liệu sau đó. Tính năng này gọi là Data Streamer trên Excel. Các mục tiêu chính trong bài hướng dẫn này như sau:

• Sử dụng được giao tiếp nối tiếp để hiển thị thông tin lên máy tính.

• Vẽ được đồ thị dữ liệu bằng công cụ giao tiếp nối tiếp.

Một phần của tài liệu [GiaoTrinh]-MicrobitSmartHome (Trang 30 - 35)