Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 26 - 29)

Nguồn lao động nói chung, chất lượng nguồn lao động nói riêng không ngừng biến đổi theo hướng tăng cả về số lượng. Sự biến động của nguồn lao động, đăc biệt của chất lượng nguồn lao động do sự tác động của nhiều nhân tố:

1.1.3.1. Các nhân tố tự nhiên:

Các nhân tố về tự nhiên bao gồm thời tiết, khí hậu, địa hình, nguồn nước, nguồn tài nguyên... Sự ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến chất lượng nguồn lao động trên hai phương diện trực tiếp và gián tiếp:

Thứ nhất, các nhân tố tự nhiên tác động trực tiếp đến người lao động làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.

Các yếu tố thuận lợi về thời tiết, khí hậu, địa hình, nguồn nước có dự ảnh hưởng tốt tới sức khoẻ của người lao động, làm cho chất lượng nguồn lao động được đảm bảo và có đều kiện được nâng lên. Ngược lại, các điều kiện về tự nhiên bất lợi sẽ ảnh hưởng tới thể lực, tới sức khoẻ của con người và của tất cả nguồn lao động.

Thứ hai, các nhân tố về tự nhiên với tư cách là nguồn lực của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi đơn vị sản xuất..., là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, tạo ra những điều kiên vật chất để nâng cao chất lượng nguồn lao động về trình độ văn hố, trình độ chun mơn nghề nghiệp... và ngược lại. ở đây, các điều kiện tự nhiên tác động đến chất lượng nguồn lao động được biểu hiện ở dạng tiềm năng, sự tác động được thể hiện cịn tuỳ thuộc vào trình độ khai thác các tiềm năng đó.

1.1.3.2. Các nhân tố kinh tế:

Các nhân tố kinh tế bao gồm tiềm lực kinh tế và trình độ phát triển kinh tế.

Các tiềm lực kinh tế bao gồm: Quỹ đất đai, tài chính, tiền tệ, dự trữ, cơ sở hạ tầng sản xuất và hạ tầng xã hội...Tiềm lực kinh tế cũng là nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nguồn lao động:

Thứ nhất, các yếu tố kinh tế tác động đến sự phát triển kinh tế, từ đó tạo ra các điều kiện về vật chất nâng cao chất lượng nguồn lao động. Một tiềm lực kinh tế yếu kém-chẳng hạn nguồn lực ngân sách Nhà nước ít ỏi, ít có cơ hội đầu tư thích đáng cho giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động nói chung, mỗi ngành, lĩnh vực nói riêng. Giống như các yếu tố tự nhiên, sự tác động này cũng ở dạng tiềm năng, và phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động trong việc khai thác các yếu tố này như thế nào.

Thứ hai, các yếu tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn lao động. Bởi vì, các yếu tố kinh tế vừa là các điều kiện cho sự phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, vùng... , vừa ảnh hưởng tới khả năng đầu tư học tập của người lao động và chất lượng nguồn lao động. Nói cách khác các nhân tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn lao động.

Sự tác động của các nhân tố đến chất lượng nguồn lao động theo hướng thuận chiều của sự phát triển kinh tế. Trong đó, các cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội có sự chi phối mạnh mẽ nhất.

Trình độ phát triển kinh tế thể hiện ở sự phát triển của từng ngành kinh tế, ở kết quả sản xuất, thu nhập và đời sống của người lao động. Đây là kết quả của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ khai thác chúng. Đây cũng là nhân tố tác động tổng hợp, trực tiếp đến chất lượng của nguồn lao động, đồng thời cũng là kết quả sử dụng nguồn lao động cả về số lượng lẫn chất lượng với tư cách là một nguồn lực. Có thể nói, trình độ phát triển kinh tế, xã hội vừa là nguyên nhân vừa là chất lượng của nguồn lao động. Vì vậy, xem

xét sự phát triển kinh tế một đất nước, một địa phương... , có thể đánh giá sự tác động của nó đến chất lượng nguồn lao động, đồng thời cũng thấy rõ sự tác động của chất lượng lao động đến sự phát triển của nền kinh tế.

1.1.3.3. Các nhân tố xã hội:

Phong tục tập quán, thể chế chính trị... , cũng là những nhân tố tác động đến chất lượng nguồn lao động. Trong đó, phong tục tập quán ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động ở mức độ đầu tư cho hoạt động văn hố, học tập chun mơn trong từng gia đình và hình thành nên ý thức trong lao động sản xuất, trong chấp hành pháp luật. Trên thực tế, do tác động của phong tục tập quán và truyền thống đã hình thành những vùng “đất học” đua tranh trong học tập văn hoá và kỹ thuật đã làm cho chất lượng nguồn lao động ở đó cao hơn hẳn các vùng khác.

Về thể chế chính trị: Sự tác động của nó tới chất lượng nguồn lao động chủ yếu thể hiện sự ưu tiên đầu tư của Chính phủ tới việc nâng cao trình độ dân trí đào tạo nhân tài và chất lượng nguồn nhân lực trên các phương diện khác nhau: Đầu tư các yếu tố vật chất, sử dụng hợp lý nguồn lao động và có chính sách hợp lý khuyến khích nâng cao chất lượng nguồn lao động.

1.1.3.4. Nhân tố về giáo dục-đào tạo:

Nền tảng tri thức chuyên môn, kỹ năng lao động cao hay thấp,... tuỳ thuộc vào kết quả giáo dục-đào tạo.

Nguồn lực lao động lớn về số lượng, song ít được đào tạo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng nguồn lao động. Cũng vì thế nguồn lực lao động này không những không trở thành nguồn lực của tăng trưởng, phát triển kinh tế -xã hội, mà ngược lại trở thành gánh nặng trong giải quyết việc làm, thất nghiệp,... cản trở phát triển nói chung.

Tuy nhiên nhân tố giáo dục-đào tạo tác động tới chất lượng nguồn lao động không chỉ trực tiếp trước mắt(ngắn hạn)mà cịn tác động mạnh trong dài hạn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn lực lao động hầu hết các quốc gia

đều phải có chiến lược giáo dục đào tạo cơ bản, dài hạn, tổng thể. Chiến lược đó bao gồm cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu kiến thức, cơ cấu lao động cần đào tạo, hệ thống cơ sở cần thiết cho đào tạo nhân lực,... từ đó xác định nguồn vốn tài chính cần thiết theo tỷ lệ phần trăm ngân sách Nhà nước hay phần trăm GDP đầu tư cho giáo dục-đào tạo.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)