Đánh giá thực trạng nguồn lao động huyện Ba Chẽ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 74 - 75)

4 Tốc độ tăng giá trị sản xuất

3.2. Đánh giá thực trạng nguồn lao động huyện Ba Chẽ

Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng nguồn lao động ở vùng Ba Chẽ đang được đánh giá là: còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng ở cả ba mặt thể lực, trí lực và tâm lực vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Về mặt thể lực, đa số người lao động có chiều cao, cân nặng nhỏ bé hơn mức trung bình của các huyện thị khác trong tỉnh. Nguyên nhân là do những thiếu thốn trong chế độ dinh dưỡng, hậu quả của những thủ tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết... và đặc điểm trong lao động sản xuất: trẻ em phải phụ giúp cơng việc gia đình từ sớm, làm rừng, mang vác nặng...

Về mặt trí lực, nguồn lao động của huyện đã từng bước được cải thiện do các chính sách ưu đãi trong giáo dục để thu hút trẻ em tới trường và theo học các cấp, bậc học cao hơn. Song chất lượng giáo dục của huyện nhìn chung cịn thấp so với mặt bằng chung của cả tỉnh, tình trạng lưu ban, bỏ học tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn. Nguyên nhân một phần là do nhận thức của người dân chưa thiết tha việc học tập, chưa coi trọng kiến thức và trình độ trong các lĩnh vực nghề nghiệp, một phần không nhỏ khác là do trường, lớp ở xa nhà, đi lại khó khăn; thời tiết khắc nghiệt; hồn cảnh gia đình nghèo túng; trẻ em phải giúp việc gia đình từ khá sớm; ảnh hưởng của một số luật tục như tảo hôn, lễ hội,... đã tác động tới quá trình theo học liên tục của các em.

Về mặt tâm lực, do đặc điểm địa hình xa xơi, cách trở; điều kiện sống ít giao thiệp với bên ngồi và khó khăn về mặt ngơn ngữ nên phần đa nguoiwf lao động chưa có nhiều kỹ năng sống trong môi trường hiện đại cần hợp tác, trao đổi...

Thực trạng này thể hiện rõ trình độ dân trí cịn thấp và đang trở thành rào cản rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, thu hẹp cơ hội chuyển đổi hoặc tìm kiếm việc làm. Rộng hơn nữa, nó sẽ gây khó khăn trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Về mặt xã hội, nguồn nhân lực với trình độ thấp sẽ kéo theo tình trạng nghèo đói, bệnh tật và tiềm ẩn các nguy cơ về tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)